Kinh nghiệm khám tại Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/01/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ thăm khám được đông đảo người dân tại thủ đô và các tỉnh miền Bắc lựa chọn.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
bệnh viện bạch mai
Cổng 78 Giải Phóng - Bệnh viện Bạch Mai

Theo thống kê tại các bệnh viện thì bệnh lý về Cơ Xương Khớp không còn là căn bệnh của người già nữa mà đã xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, lượng bệnh nhân cần thăm khám và điều trị bệnh về cơ xương khớp ngày càng tăng.

Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn thăm khám. Để giúp người bệnh biết thêm những thông tin cần thiết, kinh nghiệm và một số lưu ý quan trọng khi đi khám, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. 

1. Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai là một đơn vị đầu ngành nội khoa về cơ xương khớp của cả nước, là địa chỉ khám chữa cơ xương khớp uy tín, là nòng cốt trong các hoạt động của Hội thấp khớp học Việt Nam, Hội loãng xương Hà Nội.

Giới thiệu chung 

Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối cả nước về Cơ xương khớp:

  • Là cơ quan tham mưu của Bộ y tế trong việc thành lập chương trình quản lý và phát triển chuyên ngành thấp khớp học trong cả nước.
  • Là đơn vị xây dựng Phác đồ chẩn đoán và Điều trị; Qui trình kĩ thuật nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.
  • Là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học về chuyên ngành cơ xương khớp.

Địa chỉ

  • Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 

Vị trí

  • Tầng 2 Nhà P (tòa nhà Việt Nhật) - Bệnh viện Bạch Mai. Tòa nhà này nằm ngay thẳng cổng 78 Giải Phóng đi vào.

Bạn có thể xem thêm sơ đồ dưới đây để định hình được vị trí của khoa Cơ xương khớp:

Sơ đồ Bệnh viện Bạch Mai 

Điện thoại

  • 0243 629 0484

Trang web

  • www.coxuongkhopbachmai.org
  • Fanpage trên Facebook là Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Các thông tin chuyên ngành, thông tin về Khoa… sẽ được cập nhật trên hai trang thông tin này.

Thời gian làm việc 

Hiện tại Khoa Cơ xương khớp sẽ làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, trừ chủ nhật.

  • Sáng: từ 6h30 – 12h00
  • Chiều: từ 13h30 – 18h00

Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai có khám bệnh không 

Nhiều người khi đi khám vẫn không biết đi khám như thế nào, ở đâu. Hiện nay, có phòng khám và tái khám đặt lại Khoa (tầng 2 nhà P). Người bệnh có thể đến trực tiếp Khoa để lấy số, làm thủ tục và đăng ký khám.

2. Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai khám và điều trị những bệnh gì 

Khoa Cơ xương khớp nhận khám chữa các bệnh về bộ máy vận động (Ảnh: pixabay)

Một số mặt bệnh 

Khoa Cơ xương khớp nhận khám và điều trị nhiều mặt bệnh về bộ máy vận động. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống 
  • Đau thần kinh tọa 
  • Hội chứng cổ, vai, gáy 
  • Viêm gân 
  • Viêm đa cơ và viêm da cơ
  • Gút
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Loãng xương
  • Lao xương 
  • Viêm màng hoạt dịch lông nốt sắc tố
  • U sụn màng hoạt dịch
  • U xương 

Trang thiết bị kỹ thuật:

  • Máy nội soi khớp: 300 ca/năm (Nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp điều trị).
  • Máy siêu âm: 15.000 ca/năm (tiêm và hút dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm; sinh thiết phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm).

Một số phương pháp điều trị tại khoa

  • Điều trị thoái hóa khớp và phần mềm quanh khớp bằng phương pháp sử dụng huyết tương giầu tiểu cầu.
  • Điều trị thoái hóa khớp bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân (phối hợp trung tâm gen trị liệu).
  • Ứng dụng liệu pháp sinh học trong điều trị các bệnh tự miễn.
  • Nội soi khớp, gửi chuẩn đoán và điều trị 1 số bệnh lý khớp gối.
  • Siêu âm khớp và phần mềm quanh khớp để chẩn đoán các bệnh: thoái hóa khớp, gút, viêm khớp dạng thấp,viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, loãng xương…
  • Tiêm khớp, sinh thiết màng hoạt dịch khớp, chọc hút dịch, ổ viêm, áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm.
  • Nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch khớp để chẩn đoán các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lao, viêm màng hoạt dịch lông nốt sắc tố, u sụn màng hoạt dịch… cũng như làm sạch ổ khớp qua nội soi, lấy bỏ dị vật, u sụn màng hoạt dịch… để điều trị.
Một số biện pháp dùng trong thăm khám tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BV Bạch Mai)

Xem thêm bài viết  

3. Một số bác sĩ giỏi tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai 

Các bác sĩ công tác tại Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai đều được đào tạo bài bản, từng học tập và tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài, hoặc được đi đào tạo tại nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn. 

Bác sĩ đang làm việc tại Khoa 

TS.BS Nguyễn Văn Hùng - Trưởng khoa Cơ xương khớp 

TS.BS Trần Thị Tô Châu:

  • Phó trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện đa khoa Trí Đức

PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc:

  • Phó Chủ tịch Hội khớp học Hà Nội
  • Bác sĩ khám và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Từng trao đổi kinh nghiệm và tu nghiệp tại trên 30 quốc gia trên thế giới
  • Thành viên Hội đồng duyệt phác đồ điều trị bệnh lý Cơ Xương Khớp của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai.
PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc là một bác sĩ giỏi được nhiều người bệnh đánh giá cao

Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa 

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy 

  • Nguyên trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh Viện Bạch Mai
  • Chủ tịch Hội loãng xương Hà Nội
  • Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đông Đô 

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan 

  • Bác sĩ Nội trú Bệnh viện CHU de Caen - Cộng hòa Pháp 
  • Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai (nghỉ hưu năm 2013)
  • Giảng viên Cao cấp - Bộ môn Nội tổng hợp - Đại học Y Hà Nội

TS.BS Cao Thị Nhi

  • Nguyên Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
  • Từng công tác tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (1970-2009)

4. Kinh nghiệm khám tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Hiện nay, có 3 cách để khám chuyên khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách phù hợp để đi khám.

Cách 1: Khám tại Khoa khám bệnh 

Bạn có thể đăng ký khám cơ xương khớp tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh chia sẻ từ người dùng)
  • Nếu khám theo cách này thì bệnh nhân đến Khoa khám bệnh lấy số, đăng ký và làm thủ tục khám tại đây. Khi đăng ký nhớ nói là muốn khám về cơ xương khớp. 
  • Khoa khám bệnh (tòa nhà 4 tầng) nằm ở phía tay phải khi đi từ cổng 78 Giải Phóng vào.
  • Vì Khoa khám bệnh gồm nhiều phòng khám và nhiều chuyên khoa nên rất đông bệnh nhân. Bạn nên đến sớm để lấy được số khám đầu. Như thế sẽ không mất thời gian chờ đến lượt vào khám.
  • Tùy theo từng thời điểm mà bệnh nhân xếp hàng lấy số từ rất sớm (trước 6h). Do vậy bạn cũng nên sắp xếp thời gian cho phù hợp. Nếu sức khỏe yếu thì nên nhờ người thân đến lấy số khám trước. Khi nào gần đến số thì bạn đến sau. 
  • Phòng khám cơ xương khớp là phòng 203 Khoa khám bệnh.

Cách 2: Khám tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu 

Khoa khám theo yêu cầu nằm ở phía bên tay trái khi đi từ cổng 78 Giải Phóng (Ảnh: BookingCare)
  • Đây là một khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, có các phòng khám về các chuyên khoa khác nhau. Đa số bác sĩ khám tại đây đều là bác sĩ giỏi, có nhiều bệnh nhân đặt khám, các Trưởng, Phó khoa trong bệnh viện. 
  • Chi phí chắc chắn sẽ cao hơn sơ với khám thông thường tại Khoa khám bệnh. Nhưng đổi lại, lượng bệnh nhân ở đây ít hơn, không mất nhiều thời gian chờ đợi. Ngoài ra, bạn có thể chọn khám với bác sĩ mình muốn. 
  • Khoa khám bệnh theo yêu cầu nằm ở nhà A1 và A3 (nằm trong khu nhà A) của bệnh viện. Bạn có thể tham khảo sơ đồ dưới đây để xác định được vị trí khu nhà này:

Cách 3: Khám tại Phòng khám thuộc Khoa Cơ xương khớp 

  • Khoa Cơ xương khớp nằm ở tầng 2 nhà Việt Nhật. Ở đây có khu khám bệnh và khám bệnh theo yêu cầu (thuộc khoa Cơ xương khớp và chỉ khám Cơ xương khớp).
  • Bệnh nhân đến khám lần đầu hoặc tái khám đều có thể đăng ký khám ở đây. 
  • Các bác sĩ của Khoa Cơ xương khớp sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị. Điển hình là có PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc thường khám ở đây (giá khám là 300.000 đồng).
Đơn vị khám, tư vấn theo yêu cầu Khoa Cơ xương khớp (Ảnh chia sẻ từ người dùng)

Hướng dẫn thăm khám tại Đơn vị khám, tư vấn theo yêu cầu Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai.

  • Bước 1. Đăng ký khám tại Bàn tiếp đón
  • Bước 2. Đóng tiền khám tại Quầy thu tiền (Cửa số 2 khoa Cơ Xương Khớp)
  • Bước 3. Ngồi nghỉ ngơi chờ gọi tên vào khám theo thứ tự
  • Bước 4. Được thăm khám tư vấn bởi các Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp
  • Bước 5. Đóng tiền các xét nghiệm (nếu có): Xét nghiệm máu, Siêu âm khớp, Chụp cộng hưởng từ…
  • Bước 6. Được làm các xét nghiệm tại khoa một cách nhanh chóng hoặc hướng dẫn làm các xét nghiệm khác (nếu có)
  • Bước 7. Lấy các kết quả xét nghiệm và quay lại Bàn tiếp đón để được Bác sĩ đọc kết quả, tư vấn và điều trị 

5. Cách đi đến Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Cơ xương khớp nằm tại tầng 2 nhà P (nhà Việt Nhật) Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Người bệnh muốn đến thăm khám xương khớp tại khoa trước hết cần đi đến Bệnh viện sau đi đến tầng 2 nhà P của Bệnh viện.

Hiện nay người bệnh muốn đến Bệnh viện Bạch Mai rất đơn giản. Bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm là gần bệnh viện nhất. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức đi xe bus, đi taxi hay đi xe ôm. Nếu đi xe bus, các tuyến xe bus có đi qua bệnh viện như:

  • Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát - Bên xe Yên Nghĩa
  • Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân - Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ
  • Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát - Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 41: Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 99: Kim Mã - Bệnh viện Nội tiết cơ sở 2
Các tuyến xe bus qua Bệnh viện Bạch Mai 

6. Lưu ý khi đi khám tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

Do là Bệnh viện tuyến cuối trong điều trị bệnh nên lượng bệnh nhân đến thăm khám thường quá tải, đông đúc, do đó chờ đợi và xếp hàng tương đối lâu. Để việc thăm khám chở nên nhanh chóng và thuận lợi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên đến sớm hơn giờ làm việc của bệnh viện để xếp hàng lấy số thứ tự.
  • Nên nhịn ăn sáng để thực hiện các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu để cho kết quả chính xác.
  • Đề phòng trộm cắp khi xếp hàng đăng kí và khám bệnh.
  • Nên mang khẩu trang khi đến khám bệnh để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Không nên dẫn theo trẻ nhỏ nếu không phải đưa trẻ đi khám để tránh trẻ bị lây bệnh.
  • Khi gửi xe máy, chú ý cất mũ bảo hiểm vào cốp xe hoặc mắc vào yên xe để phòng kẻ gian lấy cắp.

Hi vọng với những thông tin trên người bệnh đã có thêm kinh nghiệm đi khám tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai.

Xem thêm bài viết

 
 
Tài liệu tham khảo
http://www.bachmai.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-ve-benh-vien-menuleft-27/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-co-xuong-khop-menuleft-93
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/