Loạn thị có mổ được không? Các phương pháp mổ loạn thị
Loạn thị có mổ được không? Các phương pháp mổ loạn thị
Loạn thị có mổ được không?
Loạn thị có thể điều trị bằng phẫu thuật mắt - Ảnh: BookingCare

Loạn thị có mổ được không? Các phương pháp mổ loạn thị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 02/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 02/01/2024
Loạn thị là một vấn đề ở mắt phổ biến, loạn thị có thể gây ra những khó khăn nhất định trong sinh hoạt cuộc sống và công việc. Một câu hỏi thường được đặt ra là liệu loạn thị có thể mổ được không?

Loạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở hai kinh tuyến vuông góc với nhau có thể nằm trước võng mạc, trên võng mạc hoặc sau võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh mờ mà méo.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng mổ mắt để điều trị loạn thị và những điều cần biết về quá trình này.

Loạn thị có mổ được không?

Mổ mắt là một trong những phương pháp hiệu quả giúp điều trị loạn thị.

Trước khi xem xét phẫu thuật, việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng loạn thị là rất quan trọng. Thông thường, loạn thị có thể được điều trị bằng cách sử dụng kính loạn thị áp tròng cứng.

Đối với một số trường hợp nghiêm trọng và tùy theo nhu cầu của cá nhân, phẫu thuật loạn thị có thể được cân nhắc.

Người bị loạn thị có thể mổ mắt, người vừa bị cận vừa bị loạn cũng có thể khắc phục cả 2 tình trạng này trong một lần phẫu thuật. Tuy nhiên, người muốn phẫu thuật cần đáp ứng một số yêu cầu dưới đây:

  • Người từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi.
  • Độ loạn dưới 5 Diop, không tăng độ nhiều hơn 0.5 diop trong thời gian một năm.
  • Giác mạc đủ dày, cấu trúc giác mạc bình thường không có hình chóp, không có sẹo và không quá phẳng.
  • Những trường hợp sức khỏe yếu hay mắc bệnh tiểu đường, tự miễn,... thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật.
  • Người có bệnh lý khác về mắt như glocom, viêm kết giác mạc, đau mắt đỏ,… cần điều trị hết hoàn toàn trước ít nhất 1 tuần.

Các phương pháp mổ loạn thị?

Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn.

Hiện có 5 phương pháp phẫu thuật như sau:

  • Phương pháp phẫu thuật Lasik: Đây là phương pháp tạo vạt giác mạc bằng dao siêu vi tự động và dùng tia laser excimer thế hệ 6 để điều trị.
  • Phương pháp Femto-Lasik: Là phương pháp tạo vạt giác mạc bằng tia laser hoàn toàn không sử dụng dao.
  • Phương pháp SmartSurfACE: Phương pháp này sử dụng laser excimer chiếu trực tiếp lên lớp biểu mô và nhu mô để tạo hình lại bề mặt giác mạc.
  • Phương pháp Phakic: Là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách đặt một thấu kính trong nội nhãn. Thấu kính này có thể có một hoặc nhiều tiêu cự giúp bệnh nhân nhìn được ở khoảng cách xa và gần. 
  • Phương pháp ReLEx SMILE: Là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay, sử dụng tia laser Femtosecond cắt ở lớp nhu mô giác mạc, sau đó rút lớp mô vừa cắt qua đường mổ nhỏ 2mm để điều trị hết độ cận loạn.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với những đối tượng bệnh nhân khác nhau. Để biết mắt mình nên phẫu thuật gì thì bạn đọc nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn kỹ càng.

Lưu ý sau khi mổ loạn thị

Cùng với phẫu thuật, chăm sóc mắt sau phẫu thuật đúng cách cũng là khâu rất quan trọng giúp mắt chóng bình phục sau mổ cũng như duy trì các chức năng mắt ổn định, lâu dài.

  • Bệnh nhân cần chú ý và tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật. Điều này bao gồm việc sử dụng thuốc nhỏ mắt, giới hạn hoạt động, và tuân thủ lịch hẹn tái khám
  • Sau khi mổ loạn thị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng như khô mắt, nhạy cả với ánh sáng, khó mở mắt,... Các triệu chứng sẽ hết sau 1-2 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Đeo kính bảo vệ mắt trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, kể cả lúc ngủ để tránh vô tình dùng tay dụi mắt.
  • Bệnh nhân cần tránh các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương hoặc áp lực lên mắt trong giai đoạn hồi phục, và không tạo áp lực lên mắt bằng cách cúi xuống hoặc nắm mạnh.

Trong nhiều trường hợp, loạn thị có thể được điều trị bằng mổ mắt. Tuy nhiên, quyết định phẫu thuật phải dựa trên đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa mắt và sự tìm hiểu kỹ càng của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về loạn thị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ mắt để được tư vấn và đánh giá cụ thể.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết