Mắt đỏ ghèn: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
mat-do-ghen
Mắt đỏ ghèn kèm theo các triệu chứng bất thường khác có thể cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng về mắt - ảnh:BookingCare

Mắt đỏ ghèn: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 28/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Mắt đỏ ghèn là tình trạng mắt đỏ kèm theo lượng ghèn tiết ra bất thường. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bất tiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực.

Mắt đỏ ghèn là một bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi. Hàng ngày, mắt đều có một lượng rất ít ghèn nhỏ được bài tiết ở góc trong mắt mỗi sáng ngủ dậy. Ghèn mắt sinh ra do sự tích tụ dầu, lượng dầu này được tiết ra liên tục nhằm giữ nước cho mắt. Tuy nhiên, nếu lượng ghèn đẩy ra nhiều  với các triệu chứng bất thường khác có thể cảnh báo một số bệnh lý về mắt, lâu dài có thể gây ra những tác động lên sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng của mắt đỏ có ghèn

Ghèn mắt bình thường được sinh ra từ lớp dầu bao phủ trên niêm mạc mắt, kết hợp với 1 số bụi bẩn từ không khí. Lớp dầu này có vai trò giữ nước nhằm duy trì độ ẩm cho mắt và được thay thế và bài tiết ra ngoài liên tục. Dựa vào số lượng, đặc điểm  ghèn tiết ra có thể nhận biết một số tình trạng sức khỏe mắt.

Tình trạng mắt đỏ ghèn có thể xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như: 

  • Mắt đỏ
  • Mắt có cảm giác khô, ngứa hoặc khó chịu
  • Chảy nước mắt sống
  • Ghèn mắt tiết ra nhiều, có màu xanh, vàng hoặc trắng
  • Ghèn mắt vón cục hoặc bám cứng quan viền mi mắt 
  • Khó mở hoặc chớp mắt
  • Mắt sưng hoặc đau
  • Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng)
  • Nhìn mờ, giảm thị lực

Nguyên nhân gây ra mắt đỏ ghèn

Mắt đỏ ghèn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nhóm nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Thiếu ngủ dẫn tới mắt đỏ nghèn khi ngủ dậy
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công vào hệ thống các tuyến dầu ở mắt
  • Dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân lạ gây kích ứng như: các loại mỹ phẩm lạ, thuốc tra mắt, hóa chất, bụi, phấn hoa, các chất kích thích, ánh nắng mạnh…
  • Sự thay đổi của thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè) làm thay đổi độ ẩm, nhiệt độ…
  • Rối loạn hoặc thay đổi nội tiết.

Mắt đỏ ghèn liên quan đến những bệnh lý nào?

Mắt đỏ ghèn có thể xảy ra đột ngột và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh kéo dài có thể liên quan đến một số bệnh lý thị giác nghiêm trọng hơn như:

  • Khô mắt
  • Viêm kết mạc/đau mắt đỏ làm mắt đỏ, tiết dịch (ghèn) có màu vàng xanh hoặc xám và gỉ, đôi khi ghèn có trong, dính, dai thành sợi
  • Viêm bờ mi (Meibomian- MGD) (mi trên hoặc dưới)
  • Viêm tuyến lệ
  • Chắp, lẹo

Để điều trị hiệu quả tình trạng này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán cụ thể.

Các phương pháp chẩn đoán mắt đỏ ghèn

Để chẩn đoán cụ thể tình trạng và nguyên nhân gây mắt đỏ ghèn, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Kiểm tra lâm sàng: hỏi bệnh và quan sát dựa trên triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh lý để tìm kiếm nguy cơ.
  • Xét nghiệm ghèn hoặc dịch tiết của mắt: áp dụng lấy mẫu ghèn đem xét nghiệm tìm nguyên nhân với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm.

Điều trị mắt đỏ ghèn

  • Với các trường hợp mắt đỏ ghèn mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định điều trị tại nhà bằng dung dịch vệ sinh hoặc thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để hạn chế triệu chứng và cải thiện tình trạng ghèn bám trên viền mắt.

  • Một số trường hợp mắt đổ ghèn nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt  để điều trị theo nguyên nhân hoặc thuốc chống dị ứng, kháng histamin và ổn định dưỡng bào… nhằm giảm sưng, đau và viêm.

Cần làm gì khi gặp hiện tượng mắt đỏ có ghèn?

Khi phát hiện các triệu chứng đỏ mắt ghèn, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Hạn chế chà xát, dụi hoặc đưa tay chạm vào mắt để kiểm tra để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập
  • Dùng khăn/gạc với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh lau rửa nhẹ nhàng vùng mắt để làm sạch. Sử dụng khăn sạch, ấm đắp lên mắt trong vài phút để làm dịu và ẩm các chất bã nhờn quanh viền mắt.
  • Tới gặp bác sĩ nếu các triệu chứng có chuyển biến nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý điều trị theo kinh nghiệm dân gian: đắp lá, nhỏ sữa mẹ … hoặc tự mua thuốc không theo đơn của bác sĩ để tránh các nguy cơ gây bội nhiễm hoặc làm cho tình trạng mắt trở lên nghiêm trọng hơn

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa mắt đỏ ghèn tại nhà

Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh mắt đỏ ghèn tại nhà, bạn đọc cần thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Thực hiện nghỉ ngơi, hạn chế để mắt làm việc liên tục
  • Vệ sinh mắt hàng ngày bằng dung dịch, chườm mắt để giảm đau và sưng
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, sử dụng máy phun sương để ổn định độ ẩm trong không khí
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng kính râm hoặc kính chắn bảo vệ khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích
  • Thực hiện xoa bóp, nhỏ mắt và dùng thuốc hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị mắt đỏ ghèn của bác sỹ khi tình trạng trở lên nghiêm trọng, kéo dài, tiến triển nặng lên, chăm sóc tại nhà không có hiệu quả.

Đỏ mắt ghèn là tình trạng nhãn khoa phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Vì vậy, bạn đọc cần tìm hiểu các thông tin để thực hiện phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng nhằm bảo vệ sức khỏe mắt tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết