Ngủ là nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Thông thường thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta được đưa về trạng thái hoạt động ở mức thấp nhất, các cơ quan được nghỉ ngơi và hồi phục sau thời gian dài hoạt động.
Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể đặc biệt hệ thống nội tiết, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, không hào hứng với các hoạt động thường ngày. Đối với phụ nữ, mất ngủ khiến làn da thiếu sức sống, sớm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, với nam giới, mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tình dục.
Không chỉ về vấn đề sức khỏe, người bệnh mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chính vì vậy, cuộc sống gia đình và công việc có thể không được như ý, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Một trong những tình trạng hay gặp nhất của mất ngủ là khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ không kéo dài (hoặc cả hai). Thông thường đa phần các trường hợp mất ngủ một vài ngày, trường hợp nghiêm trọng có thể hàng năm, chục năm.
Theo thống kê, tại Mỹ có 50% người mất ngủ trong số những người gặp phải các rối loạn về giấc ngủ. Tại Việt Nam, hiện chưa có con số thống kê chính xác, nhưng trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân, BookingCare nhận thấy mất ngủ là nguyên nhân cần đi khám của phần lớn các ca bệnh về rối loạn giấc ngủ, tâm lý.
Mất ngủ có thể xảy ra sau một biến động lớn như thiên tai, dịch bệnh hoặc trải qua quá trình căng thẳng kéo dài.
Mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân, muốn điều trị dứt điểm mất ngủ cần xác định nguyên nhân là gì. Các nhóm nguyên nhân gây ra mất ngủ bao gồm:
1. Nguyên nhân tâm lý, tinh thần
Tâm lý, tinh thần chiếm đến 50% trong số các nguyên nhân gây ra mất ngủ thường xuyên. Căng thẳng, lo lắng hay mắc trầm cảm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tâm thần và gây ra mất ngủ kéo dài.
Ngoài ra, khi trải qua một cú sốc về tinh thần cũng có thể khiến con người rơi vào trạng thái mất ngủ ngắn ngày hoặc dài ngày.
2. Lối sống, môi trường
Nhóm nguyên nhân này chiếm 30% các trường hợp mất ngủ:
3. Do chất kích thích hoặc sử dụng thuốc
Sử dụng các chất kích thích và dùng thuốc có thể gây ra mất ngủ, chiếm 10% trong số các nguyên nhân.
Một số chất kích thích như: Caffeine, nicotine và rượu,.... Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây ra mất ngủ như thuốc cao huyết áp, dị ứng, thuốc có chứa corticoid, thuốc giảm đau, chống nghẹt mũi, giảm cân,....
4. Do các bệnh lý khác (10%)
Khi mắc các loại bệnh lý: Dị ứng, sụt sịt, ho hen, sưng đau khớp, bệnh Parkinson, Alzheimer, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ... cũng gây ra hiện tượng mất ngủ.
Trong các nhóm nguyên nhân nêu trên, mất ngủ gây ra do tâm lý, tinh thần thường kéo dài và mất nhiều thời gian điều trị nhất. Các nguyên nhân còn lại, người bệnh thường mất một thời gian ngắn đề điều chỉnh và có thể tự lấy lại giấc ngủ.
Vì vậy trong các giải pháp đưa ra dưới đây, BookingCare sẽ tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các giải pháp cho người bệnh mất ngủ do ảnh hưởng tâm lý, tinh thần - nhóm nhiều người mắc phải và cũng mất nhiều thời gian điều trị nhất.
Theo bác sĩ Cẩm Tú, thông thường các rối loạn giấc ngủ thoáng qua, người bệnh có thể tự điều chỉnh, thư giãn để lấy lại giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, nếu các rối loạn này lặp lại trên 3 lần/tuần, kéo dài trên 1 tháng thì người bệnh nên đi thăm khám. Không nên để bệnh kéo dài, khi trở nên trầm trọng sẽ mất nhiều thời gian và khó điều trị.
Có nhiều phương pháp điều trị mất ngủ, người bệnh có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng và nhu cầu cá nhân. Nguyên tắc điều trị mất ngủ:
Để phân loại phương pháp điều trị mất ngủ, có thể chia thành điều trị bằng đông y và tây y. Cụ thể về 2 phương pháp được nêu chi tiết dưới đây:
Sử dụng các biện pháp đông y, y học cổ truyền điều trị mất ngủ được nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn cao, có thể không cần dùng thuốc, tuy nhiên thường tiến triển chậm và cần kiên trì điều trị. Một số phương pháp như:
Ngoài ra, một số loại thảo dược lành tính cũng được ưa chuộng và nhiều người mất ngủ sử dụng như tâm sen, trà hoa cúc,.... Không phải ai cũng phù hợp với việc dùng thảo dược, vì vậy người bệnh nên thử một lượng nhỏ trước hoặc tốt nhất nên có lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.
Mặc dù đây là phương pháp được đánh giá có độ an toàn cao nhưng người bệnh vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để bệnh mất ngủ được điều trị dứt điểm và được tư vấn kỹ càng, tránh tiền mất tật mang. Tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận, người bệnh mất ngủ có thể tìm đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội,.... Đây đều là những bệnh viện chuyên sâu về Y học cổ truyền uy tín.
Liệu pháp tư vấn tâm lý
Liệu pháp tâm lý là biện pháp tác động lên tâm lý nhằm mục đích chữa bệnh. Đây là phương pháp được nhiều người quan tâm hiện nay để điều trị dứt điểm mất ngủ kéo dài. Gồm có:
Các liệu pháp này có thể được kết hợp trong quá trình điều trị cho từng người bệnh để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngày nay, các liệu pháp tâm lý có thể được thực hiện trực tuyến (online) thông qua các ứng dụng như zalo, BookingCare,... hoặc trực tiếp (offline) tại các cơ sở y tế.
Với liệu pháp tâm lý, người bệnh có thể thăm khám với các bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa rối loạn giấc ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Các nhóm thuốc tây y được sử dụng để ức chế thần kinh trung ương. Thuốc Tây y phù hợp và có hiệu quả với bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính, trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: Thuốc bình thần giải lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,....
Người bệnh cần lưu ý rằng, không giống với cc loại thảo dược, thuốc tây y bắt buộc cần có chỉ định, tư vấn từ phía bác sĩ rối loạn giấc ngủ, không nên tự ý mua thuốc, bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc không đúng loại thuốc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, đôi khi là đe dọa đến tính mạng.
Đối với phương pháp tây y, liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc có thể sẽ được sử dụng kết hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh, tâm lý căng thẳng gây mất ngủ, sau đó mất ngủ lại khiến người bệnh càng thêm khó thư giãn. Cứ như vậy, một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh rất dễ mắc phải những sai lầm sau trong quá trình điều trị:
Tóm lại,