Theo thông tin trên chuyên trang y tế MedicalNewsToday, có tới 33% người mắc bệnh viêm gan C (HCV) cũng bị bệnh tiểu đường. Người bị viêm gan C mãn tính có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và kháng insulin cao hơn hẳn bệnh nhân mắc viêm gan B (HBV). Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa viêm gan C với bệnh tiểu đường và biện pháp phòng ngừa, điều trị.
Khi cơ thể tiếp nhận carbohydrate từ thực phẩm, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose và đi vào trong máu. Khi lượng glucose trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ kích hoạt giải phóng insulin để đưa glucose vào tế bào, tế bào sẽ sử dụng lượng glucose này làm năng lượng.
Nếu có nhiều glucose trong máu hơn so với nhu cầu hiện tại của cơ thể, lượng glucose này sẽ được gan lưu trữ để sử dụng sau. Ví dụ như khi bạn đang ngủ, gan sẽ giải phóng một lượng glucose trở lại trong máu
Bất kỳ loại bệnh lý về gan nào cũng có thể dẫn đến kháng insulin. Tuy nhiên, với viêm gan C, cả hai có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ hơn so với bình thường.
Có đến một nửa số người mắc bệnh viêm gan C cũng bị kháng insulin. Khi bạn bị kháng insulin xảy ra, các tế bào của bạn sẽ không thể tiếp nhận glucose ngay cả khi insulin đang ở đó. Kết quả là, cơ thể lại tạo ra thêm nhiều insulin hơn để cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thời gian, lượng đường trong máu tiếp tục tăng lên và bạn có thể rất có khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Theo WHO, khoảng 80% những ca nhiễm mới viêm gan CHCV không có triệu chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn viêm gan cấp tính, một số người bệnh có thể có những biểu hiện sau:
Các triệu chứng thường xuất hiện sau 2 – 12 tuần nhiễm virus và kéo dài từ 2 tuần - 3 tháng. Nếu virus không được loại bỏ, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Khi được chẩn đoán viêm gan C nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái tỏ ra rất hoang mang, lo sợ rằng không thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính.
Viêm gan C cấp tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều người sau thăm khám, tuân thủ tự điều trị tại nhà vẫn khỏi bệnh vì hệ miễn dịch kháng lại virus. Do đó mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này là tăng cường miễn dịch, ngăn chặn bệnh tiến triển sang mạn tính.
Viêm gan C cấp tính không phải lúc nào cũng trở thành mãn tính. Một số người loại bỏ HCV khỏi cơ thể của họ sau giai đoạn cấp tính, một kết quả được gọi là loại bỏ virus tự phát.
Trong các nghiên cứu về những người được chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính, tỷ lệ đào thải virus tự phát từ khoảng 15% đến 25%. Viêm gan C cấp tính cũng đáp ứng tốt với liệu pháp kháng vi-rút. Các bác sĩ thường kê đơn kháng virus và giúp bệnh nhân viêm gan C cấp tính khỏi hoàn toàn với tỉ lệ hơn 90%.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cụ thể về bệnh viêm gan C để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.
Tiểu đường và bệnh viêm gan C có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Nếu bạn nhiễm viêm gan C, khả năng bị tiểu đường là rất lớn. Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, cần điều trị lâu dài, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biến chứngcăn bệnh nguy hiểm và hiện tại chưa có loại thuốc nào chữa được dứt điểm. Nó còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới hàng loạt những biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm khác. Phòng ngừa viêm gan C cũng chính là giảm thiểu khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây là một vài lời khuyên mà chuyên gia khuyến nghị để có thể bảo vệ gan khỏe mạnh:
Hy vọng bài viết trên đây đã mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn đang băn khoăn, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, hãy liên hệ trực tiếp với các chuyên gia hoặc làm các loại xét nghiệm tổng thể để có kết quả và phương hướng điều trị chính xác nhất.