Mụn bọc ở cằm có nên nặn không? Cách trị mụn bọc dưới cằm tại nhà
Mụn bọc ở cằm có nên nặn không? Cách trị mụn bọc dưới cằm tại nhà
Mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cằm gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng - Ảnh: dailymotion.com

Mụn bọc ở cằm có nên nặn không? Cách trị mụn bọc dưới cằm tại nhà

Mụn bọc ở cằm cần điều trị kiên trì và đúng cách để tránh mụn lan rộng hoặc để lại thâm sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.

Tương tự như mụn bọc ở các vị trí khác, mụn bọc ở cằm thường sưng đỏ, không chỉ gây đau mà còn mất thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng, xấu hổ, mất tự tin.

Trong nhiều trường hợp, mụn bọc không thể tự ý điều trị tại nhà mà cần có sự tư vấn của bác sĩ Da liễu.

Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở cằm

Thường xuyên mọc mụn bọc ở cằm khiến nhiều người lo âu. Để biết cách phòng tránh, bạn cần nằm được nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm.

Tương tự như mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở má hay các vị trí khác, nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm thường là:

  • Nội tiết tố thay đổi kích thích tuyến bã nhờ hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông: Giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, chu kì kinh nguyệt
  • Căng thẳng, stress, mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm có thành phần không phù hợp với da có thể gây dị ứng mỹ phẩm
  • Sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, khoa học
  • Chức năng gan, thận suy yếu
Mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cằm do nhiều nguyên nhân gây ra - Ảnh: Pixabay

Cách điều trị mụn bọc ở cằm

Phương pháp điều trị mụn bọc ở cằm

Có nhiều cách điều trị mụn bọc ở cằm tại nhà. Tuy nhiên, mỗi cách sẽ có những ưu điểm điểm khác nhau:

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Đa dạng, dễ làm, hầu như là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các phương pháp từ thiên nhiên thường áp dụng cho mụn nhẹ, trường hợp mụn nặng thường tác dụng chậm và có thể không điều trị triệt để được.
  • Sử dụng kem, thuốc bôi điều trị mụn: Dễ mua, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng, nhiều thành phần không an toàn dễ gây kích ứng da.
  • Uống thuốc trị mụn bọc ở cằm: Điều trị các trường hợp mụn nặng. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.
  • Sử dụng thuốc đông y: Loại bỏ nguyên nhân gây mụn từ sâu bên trong, an toàn, lành tính nhưng hiệu quả chậm, cần điều trị kiên trì và lâu dài.
  • Nặn mụn bọc: Chỉ nên áp dụng khi cồi mụn khô, trồi lên, mụn nhẹ, không mọc thành chùm. Nếu mụn bọc không đầu thì không nên nặn mụn. Nặn mụn bọc sai cách có thể khiến mụn lan rộng, viêm nhiễm.

Lưu ý khi điều trị mụn bọc ở cằm

Để biết phương pháp nào thật sự phù hợp với làn da của mình, cách tốt nhất là thăm khám với bác sĩ Da liễu. Sau khi xem xét tình trạng, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu chưa có thời gian thăm khám trực tiếp với bác sĩ, bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa để có phương án điều trị sớm nhất.

Lưu ý, không nên tự ý nặn mụn khi không có đủ kiến thức và kỹ năng. Tự nặn mụn bọc hoặc khiến mụn vỡ ra có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc mụn lan sang các vùng khác.

Nếu muốn nặn mụn, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa Da liễu uy tín để kiểm tra và nặn mụn bởi các kỹ thuật viên.

Xem thêm bài viết:

Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn bọc ở cằm:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý
  • Sinh hoạt lành mạnh, bỏ thói quen thức khuya, ăn khuya, nên đi ngủ sớm, làm việc điều độ, thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe
  • Sử dụng kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn bọc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết khác về mụn bọc tại chuyên mục Cẩm nang của BookingCare.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare