Nấm tai có nguy hiểm không? Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nấm tai?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 06/05/2017, Cập nhật lần cuối: 17/05/2023

Nấm tai là bệnh khá phổ biến hiện nay với những biểu hiện như bị nhức tai dữ dội có kèm theo chảy tai, ngứa tai kèm theo nghe kém. Vậy nấm tai có nguy hiểm không, triệu chứng, dấu hiệu như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của BookingCare

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh nấm tai có nguy hiểm không? Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tiêu biểu
Bệnh nấm tai có nguy hiểm không? Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tiêu biểu - Ảnh: BookingCare

Nấm tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai. Đặc biệt ở trẻ em do ống tai ngoài nhỏ, có nhiều lông và dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển.

Thêm vào đó là khí hậu ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém như ở Việt Nam dễ có cơ hội cho các loại nấm gây bệnh phát triển. Bệnh đặc biệt dễ xuất hiện vào mùa hè. Khi có dấu hiệu nấm tai, người bệnh cần được thăm khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm. 

Nguyên nhân gây nấm tai

Mùa nóng là mùa dễ bị bệnh nấm tai. Bệnh nấm tai thường xuất hiện do sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm trong tai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nấm tai:

Nguyên nhân gây bệnh nấm tai
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nấm tai - Ảnh: BookingCare

Các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm đều có nguy cơ lây nhiễm đến tai do tay người bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nấm tai 

Tổn thương do nấm gây nên tại tai thường khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Cụ thể như sau: 

  • Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa tai nên người bệnh thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh.
  • Khi ở giai đoạn đầu bệnh nấm ống tai gây ngứa sâu trong tai với cảm giác sưng rất khó chịu.
  • Lâu ngày lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm hình thành vảy làm bít hẹp ống tai hoặc che lấp bề mặt màng nhĩ gây ra triệu chứng ù tai và giảm thính lực.
  • Nếu có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai thì sẽ có triệu chứng sưng đau trong tai, đau tăng lên khi ấn bình tai hoặc kéo vành tai.
  • Phát ban và đỏ da xung quanh tai: Da xung quanh tai có thể trở nên đỏ, viêm nhiễm và có thể xuất hiện các điểm ban đỏ hoặc vẩy nổi trên da.

  • Tăng sản xuất mủ: Bệnh nấm tai có thể gây ra sự tăng sản xuất mủ trong tai, làm cho tai có một cảm giác ẩm ướt hoặc nhờn. Đôi khi thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai thấy có dịch ướt màu nâu vàng.

  • Trong một số trường hợp cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, trẻ có thể có các biểu hiện kêu ù tai, nghe kém một bên (với các trẻ lớn) hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm (để nghe cho rõ).
  • Khám tai thấy một số vảy, mảnh vụn hình thành ở trong ống tai ngoài và vành tai. Ống tai ngoài bị lấp đầy bởi những mảng màu xám, đen hoặc trắng. Quan sát ở mặt trên những mảng này, các sợi bào tử nấm mọc trông như đám mạ. Các mảng này có mùi hôi rất khó chịu. 

Khi có các dấu hiệu này, ba mẹ cần đưa con đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám bệnh và điều trị nấm tai và các bệnh chuyên khoa kèm theo (viêm tai giữa, viêm mũi họng…) nếu có. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video để được hướng dẫn chăm sóc tại nhà. 

Nấm tai có nguy hiểm không?

Trong trường hợp nấm tai nhẹ, nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi trong vòng 15 ngày.

Bệnh nấm tai không phải là một bệnh nguy hiểm đáng lo ngại nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu thay đổi môi trường ống tai ngoài, ráy tai khô, nấm không thể mọc được và có thể tự khỏi.

Tuy nhiên nếu giữ ống tai không tốt, bệnh có thể tái phát dễ dàng và gây ra một số vấn đề và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ví dụ như:

  • Viêm nhiễm và viêm nhiễm tái phát: Nấm tai có thể gây ra viêm nhiễm tai và màng nhĩ, làm cho tai cảm thấy đau và không thoải mái. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm nhiễm tái phát có thể xảy ra và gây ra sự khó chịu kéo dài.
  • Tình trạng tái nhiễm nấm và kháng thuốc: Nếu không được điều trị đúng cách hoặc không tuân thủ đúng liều trình điều trị, nấm tai có thể tái phát và trở nên kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị.
  • Ngoài ra, bệnh nấm tai còn có thể gây ra sự khó chịu, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý, giao tiếp xã hội,...

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh cấp, phần lớn bệnh có phối hợp với vi khuẩn, thủng nhĩ rất dễ xảy ra. Một khi có viêm tai giữa kèm theo, điều trị khó khăn hơn nhiều. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh phát triển nhanh, bệnh lan dần đến vùng trước tai, vùng cổ, vùng xương chũm và cả đáy sọ, ảnh hưởng đến tổng quan cơ thể.

Bác sĩ có thể cần nội soi tai để xác định bệnh nấm tai
Bác sĩ có thể cần nội soi tai để xác định bệnh nấm tai - Ảnh: benhvienthucuc.vn

Điều trị nấm ống tai

Cho dù chữa triệu chứng hay điều trị tận gốc thì đều phải làm sạch những mảng vảy ở ống tai ngoài. Nấm ống tai thường dai dẳng và khó trị cho nên dùng phải đúng thuốc và điều trị phải dài ngày.

Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai vừa bị nấm thì phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.

Sau khi đã được chẩn đoán là nấm ống tai, bệnh nhân cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai và màng tai. Tốt nhất là nên đến bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng uy tín để thực hiện. 

  • Thực hiện bằng cách phải làm ẩm nó và dùng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%, làm liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần (tại cơ sở điều trị chuyên khoa).
  • Có thể bôi vào niêm mạc ống tai một trong những thuốc như xanh-methylen 2%, cồn acid salicylic 3%... mỡ kháng nấm hoặc thổi bột acid boric vào tai để diệt vi nấm. 

Để phòng bệnh nấm tai, phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi bơi. Mọi người không nên lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu bị nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai.

Khám nấm tai với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi, uy tín

Nấm tai là bệnh lý không quá khó để điều trị tuy nhiên bạn đọc cũng cần cân nhắc thăm khám ở các địa chỉ uy tín, có bác sĩ chuyên môn tay nghề cao để đảm bảo chữa đúng bệnh, dứt điểm.

Khám nấm tai với bác sĩ Hà Nội

Danh sách bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi tại Hà Nội mà bạn đọc có thể tham khảo:

1. TS.BS Nguyễn Văn Lý 

  • Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108
  • Ủy viên Ban chấp hành Hội Tai Mũi Họng Việt Nam
  • Giảng viên sau đại học chuyên ngành Tai Mũi Họng – Học viện Quân y
  • Có thời gian tu nghiệp chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Đức

TS.BS Nguyễn Văn Lý có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng, trong đó có tới 13 năm công tác tại Bệnh viện 108, đơn vị khám chữa bệnh uy tín top đầu miền Bắc. Hiện tại bác sĩ đã dừng công tác tại Bệnh viện 108 và có lịch khám Tai tại Bệnh viện Bảo Sơn, cũng là một đơn vị bệnh viện tư nhân uy tín.

Các bệnh nhân đã thăm khám với TS.BS Nguyễn Văn Lý để lại nhiều phản hồi tích cực như "Bác giải thích và khám, chữa rất kỹ và cẩn thận, bạn ý đã nghe rõ sau khi khám", "Bác sĩ tâm huyết và nhiệt tình",...

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Lý
TS.BS Nguyễn Văn Lý dày dặn cả về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn - Ảnh: baosonhospital.com

Khám tai với TS.BS Nguyễn Văn Lý:

  • Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 (Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội)
  • Lịch khám: Thứ 2, 4, 6
  • Bác sĩ khám bệnh nhân từ 14 tuổi trở lên

2. PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương

  • Gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng
  • Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Ủy viên ban chấp hành Hội Tai Mũi Họng Việt Nam

PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương là bác sĩ có tiếng trong lĩnh vực Tai Mũi Họng với thế mạnh nổi bật là Tai khi đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội thính học Việt Nam. Các bệnh về tai thường gặp như Ù tai, nghe kém, điếc đột ngột, viêm tai giữa cấp, mạn, nấm tai,... đều được bác sĩ xử lý rất tài tình và chuyên nghiệp.

PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương
PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương phát biểu trong buổi hội thảo - Ảnh: thanhnienviet.vn

Khám tai với PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương

  • Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Tai Mũi Họng Hải Hà (Tầng 1, SH5-CT3 Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
  • Lịch khám: Khám ngoài giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần. Bạn đọc vui lòng đặt lịch khám bới BS Nguyễn Tuyết Xương để biết chính xác khung giờ thăm khám

3. BS CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • Nguyên bác sĩ Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  • Nguyên Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương
  • Hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

BS CKII Nguyễn Ngọc Phấn được nhiều mẹ truyền tai nhau mỗi khi muốn thăm khám tai mũi họng cho con. Bác sĩ có chuyên môn giỏi và tận tâm, hướng dẫn dùng thuốc, vệ sinh chu đáo, kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của từng bệnh nhân. Ngoài ra, Bác sĩ còn có kênh YouTube hướng dẫn cho mọi người nhiều cách phòng tránh bệnh tai mũi họng, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.

BS CKII Nguyễn Ngọc Phấn
Chân dung BS CKII Nguyễn Ngọc Phấn - Ảnh: phongkhamtaimuihong.net

Khám tai với BS CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • Địa chỉ: Phòng khám riêng của bác sĩ tại 116H2 phố Thành Công, Tập thể Thành Công Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Lịch khám: 16h30 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần
  • Phòng khám bác sĩ khá đông đúc, nếu không muốn phải chờ đợi lâu bạn đọc nên đặt lịch khám trước qua BookingCare.

Khám nấm tai với bác sĩ TPHCM

Tiếp theo sẽ là danh sách các bác sĩ tai mũi họng giỏi, giàu kinh nghiệm tại TPHCM để bạn đọc tham khảo:

1. BS CKI Lê Na

  • Gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai mũi họng
  • Công tác tại Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

BS CKI Lê Na được đánh giá là bác sĩ tai mũi họng mát tay, nhẹ nhàng, thân thiện, là lựa chọn ưu tiên nếu muốn thăm khám tai nói riêng và tai mũi họng nói chung cho trẻ em. Nhiều người đã thăm khám cũng nhận xét dịch vụ nội soi với bác sĩ Lê Na tại phòng khám không đau, nhanh chóng, chi phí thì được niêm yết rõ ràng.

BS CKI Lê Na
BS CKI Lê Na được nhiều bệnh nhân nhận xét là vui tính, dễ thương, chuyên môn tốt - Ảnh: Fanpage phòng khám

Khám tai với BS CKI Lê Na:

  • Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Tai Mũi Họng Dr Lê Na (1049 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TPHCM)
  • Lịch khám: Bác sĩ Lê Na có lich khám tất cả các ngày trong tuần, tuy nhiên không cố định. Bạn đọc nên đặt khám trước để chủ động thời gian và tránh đến mà không gặp được bác sĩ.

2. TS.BS Lê Nguyễn Uyên Chi

  • Bác sĩ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai mũi họng
  • Từng công tác tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh Viện Chợ Rẫy
  • Tiến sĩ Tai – Tai Thần kinh tại Đại học Tsukuba, Tsukuba, Nhật Bản

TS.BS Lê Nguyễn Uyên Chi là bác sĩ Tai mũi họng có kiến thức chuyên môn sâu rộng khi đạt nhiều chứng chỉ chuyên ngành ở cả trong và ngoài nước như:

  • Kỹ thuật Thính học, Đại học Y Dược TPHCM
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang và sàn sọ, Bệnh Viện St Vincent, Sydney, Úc 
  • Phẫu thuật xương thái dương, cấy ghép ốc tai, Đại học Kyoto, Kyoto, Nhật Bản 
  • Phẫu thuật nội soi tai, Đại học Yamagata, Yamagata, Nhật Bản 

Thế mạnh nổi bật của TS.BS Uyên Chi là các bệnh về tai, bác sĩ có thể xử lý hiệu quả, linh hoạt đối với các trường hợp nấm tai dai dẳng không khỏi.

TS.BS Lê Nguyễn Uyên Chi
Chân dung TS.BS Lê Nguyễn Uyên Chi - Ảnh: fvhospital.com

Khám với TS.BS Lê Nguyễn Uyên Chi

3. BS CKII Lê Nhật Vinh

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm lĩnh vực Tai mũi họng
  • Từng công tác tại Bệnh viện Thống Nhất
  • Được thực hành, đào tạo tại  Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM và khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1

BS CKII Lê Nhật Vinh được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại nhiều bệnh viện lớn, uy tín trên địa bàn TPHCM. Bác sĩ khám, chữa và tư vấn đa dạng các bệnh lý tai mũi họng như viêm tai giữa, nấm tai, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,...

Bạn đọc ở huyện Bình Chánh và khu vực lân cận gặp vấn đề về tai mũi họng mà không muốn di chuyển xa thì có thể cân nhắc thăm khám với BS Lê Nhật Vinh. Hiện bác sĩ đang thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn.

BS CKII Lê Nhật Vinh
BS CKII Lê Nhật Vinh nhận thăm khám tai mũi họng cho bệnh nhân mọi độ tuổi - Ảnh: benhviennamsaigon.com.vn

Khám với BS CKII Lê Nhật Vinh:

Như vậy, trên đây là những thông tin về căn bệnh nấm tai để bạn đọc có thể tìm hiểu khi thấy chính mình hoặc người thân gặp rắc rối. Những người có tiền sử viêm tai, nấm tai cố gắng tránh nước vào tai tạo điều kiện cho nấm tai phát triển. Nhìn chung, nấm tai là bệnh về tai thường gặp và không quá nguy hiểm, bạn đọc chỉ cần chú trọng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để phát hiện và điều trị kịp thời.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh nấm tai tại Hà Nội - TPHCM. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. Pgs.Ts Nhan Trừng Sơn - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016
2. https://suckhoedoisong.vn/nam-tai-lam-giam-suc-nghe-va-co-the-gay-diec-ban-co-biet-n51130.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/