Người bệnh đái tháo đường khi nào cần tiêm Insulin?
Insulin sử dụng trong điều trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường khi nào cần tiêm Insulin? - Ảnh: BookingCare

Người bệnh đái tháo đường khi nào cần tiêm Insulin?

Tác giả: - Xuất bản: 05/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Với bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuyến tụy không còn tạo ra Insulin, vì vậy người bệnh phải tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Với các trường hợp khác, qua thăm khám, tùy tình trạng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Insulin.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường, trong đó có Insulin. Tiêm Insulin có thể được chỉ định, giúp quản lý cả 2 loại bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2. Insulin được tiêm có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho Insulin tự nhiên của cơ thể.

Tham gia cộng động "Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường" để nâng cao kiến thức về bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

Tiêm Insulin được chỉ định khi nào?

  • Những người mắc đái tháo đường tuýp 1 hoàn toàn không thể tạo ra Insulin, vì vậy phải tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc uống. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể cần tiêm bổ sung Insulin:
    • Có thể ceton niệu.
    • Đường huyết tăng khó kiểm soát bằng chế độ ăn, thuốc uống.
    • Đái tháo đường tuýp 2 nhưng thể trạng không béo.
    • Không kiểm soát được sự giảm cân và tăng đường huyết.
    • Thất bại trong điều trị với sulfonylurea.
    • Rối loạn mỡ máu, đặc biệt tăng triglycerid không đáp ứng với chế độ ăn và thuốc hạ mỡ máu.
    • Bệnh lý cấp tính kèm theo, biến chứng cấp tính, phẫu thuật.
    • Suy gan thận, bệnh lý mạch máu ở người bệnh tiểu đường nặng (mắt, tim, thận, não, tắc mạch chi,...).
  • Phụ nữ mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc đái tháo đường tuýp 2 khi mang thai phải tiêm insulin, kiểm soát đường huyết để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi, tránh biến chứng.

  • Với thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, sau khi áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong 1 - 2 tuần nhưng vẫn không kiểm soát được lường đường huyết mục tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Insulin.

Chỉ định dùng insulin sẽ do bác sĩ Nội tiết thăm khám trực tiếp và cho y lệnh điều trị, dựa trên tình trạng bệnh nhân cụ thể và tuân theo phác đồ điều trị. Do đó không phải cứ tiêm Insulin nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và các trường hợp người bệnh đái tháo đường khác có chỉ định của bác sĩ cần tiêm bổ sung insulin để cân bằng lượng glucose máu.

Tiêm Insulin có đau không?

Những lần đầu mới tiêm insulin tại nhà sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu. Khi tâm trạng lo lắng vơi đi và cơ thể dần quen với chu kỳ tiêm, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu điều kiện cho phép, nên dùng Insulin dưới dạng bút chích Insulin có ưu điểm dễ sử dụng, ít đau, định liều chính xác cho bệnh nhân.

Người bệnh có chỉ định tiêm Insulin phải thực hiện theo đúng chỉ định, không được tự ý ngừng tiêm hoặc điều chỉnh liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết