Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường
Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường
Tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường
Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 05/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Có rất nhiều dạng Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như insulin tác dụng tức thì, insulin tác dụng nhanh, Insulin tác dụng ngắn, Insulin tác dụng trung bình,... Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị Insulin dựa trên tình trạng người bệnh.

Insulin là một hormone thiết yếu, giúp cơ thể biến thức ăn thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Với người bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất đủ Insulin hoặc không sử dụng Insulin hiệu quả. Tùy vào tình trạng người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định loại Insulin phù hợp. Dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo các loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường.

Liệu pháp Insulin giữ cho lượng đường trong máu người bệnh đái tháo đường trong phạm vi mục tiêu, từ đó cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường

Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường

Có rất nhiều dạng Insulin điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, tất cả đều tạo ra tác dụng giống nhau. Tuy nhiên, cấu tạo của các loại Insulin ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian tác dụng. Do vậy, chúng được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng.

Bạn đọc có thể tìm hiểu về các loại Insulin trong bảng dưới đây, theo đó:

  • Thời gian khởi đầu: thời gian trước khi Insulin vào máu và bắt đầu tác dụng hạ đường máu
  • Đỉnh: thời gian làm giảm đường máu tốt nhất
  • Thời gian hoạt động: thời gian Insulin tiếp tục tác dụng
Dạng Insulin Thời gian khởi đầu Đỉnh Thời gian hoạt động Vai trò trong kiểm soát đường máu
Tác dụng nhanh 10 - 30 phút 30 - 90 phút 3 - 5 giờ Insulin tác dụng nhanh sẽ bảo đảm Insulin cần cho bữa ăn ngay thời gian tiêm. Dạng Insulin này thường dùng kèm với Insulin tác dụng dài.
Tác dụng ngắn 30 - 60 phút 2 - 5 giờ 5 - 8 giờ Insulin tác dụng ngắn đảm bảo lượng Insulin cần cho bữa ăn trong thời gian 30 - 60 phút.
Insulin tác dụng trung bình 60 - 90 phút 4 - 12 giờ 14 - 18 giờ Insulin tác dụng trung bình đảm bảo lượng Insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Dạng Insulin này thường phối hợp với loại tác dụng tức thì hay loại tác dụng ngắn.
Insulin tác dụng dài 1 - 2 giờ Không có thời gian đỉnh đến 24 giờ Insulin tác dụng dài đảm bảo lượng Insulin cần cho cả ngày. Dạng này thường phối hợp khi cần với loại tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn.
Insulin tác dụng đặc biệt kéo dài 30 - 90 phút Không có thời gian đỉnh 42 giờ Insulin tác dụng dài đảm bảo lượng Insulin cần cho cả ngày. Dạng này thường phối hợp khi cần với loại tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn.
Insulin hỗn hợp 5 - 60 phút   10 - 16 giờ

Thường được dùng hai lần trong ngày trước bữa ăn sáng và tối từ 10 - 30 phút. Dạng này thường phối hợp với Insulin tác dụng trung bình hoặc tác dụng ngắn.

Loại Insulin người bệnh được bác sĩ kê đơn sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tuổi tác của người bệnh
  • Mức độ hoạt động của bạn
  • Cơ thể bạn mất bao lâu để hấp thụ Insulin
  • Insulin hoạt động trong cơ thể của bạn bao lâu

Hãy tuân theo theo chỉ dẫn của bác sĩ khi được chỉ định tiêm Insulin. Khoảng thời gian giữa khi bạn tiêm thuốc và bữa ăn có thể thay đổi phụ thuộc vào loại Insulin mà bạn sử dụng. 

Không nên quá lo lắng nghĩ rằng mình phải tiêm Insulin nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn nặng. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết