Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe cho người mắc bệnh suy giáp. Vậy người bệnh suy giáp nên ăn gì, kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa cho bạn một số gợi ý về chế độ ăn uống tốt cho người mắc bệnh suy giáp.
Người bệnh suy giáp cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng giúp cải thiện chức năng tuyến giáp, ngăn ngừa sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Đồng thời, dinh dưỡng cũng góp phần trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh, giảm các nguy cơ mắc bệnh lý liên quan trong tương lai như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…
Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giáp của người bệnh như rụng tóc, mệt mỏi, lo lắng, chán nản,…
Chính vì vậy, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng:
Những người bị suy giáp có nhiều khả năng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: iod, selen, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin B12,… Chính vì vậy, chế độ ăn hàng ngày cần chú ý bổ sung các nguồn dinh dưỡng này cho người bệnh.
Iod cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Bạn có thể bổ sung iod bằng cách thêm muối iod để chế biến thức ăn hoặc sử dụng các thực phẩm giàu iod như: các loại cá, hải sản, rong biển, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, rau cần, cải thảo...
Selen là khoáng chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp, đồng thời giúp tránh những tác hại đến tế bào tuyến giáp.
Thực phẩm giàu selen như: Các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, vừng, hạt lanh, óc chó,...), hải sản (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ, tôm, ghẹ, sò, mực...), yến mạch, bánh mì nguyên cám,...
Bên cạnh iod, selen, kẽm cũng là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp.
Người bệnh suy giáp nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như hàu, các loại động vật có vỏ, thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, dê,...), các loại đậu, sữa và sản phẩm từ sữa,...
Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều kẽm có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc kẽm với các biểu hiện: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
Rau xanh và các loại trái cây là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trong rau xanh cũng chứa hàm lượng magie nhất định, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, tốt cho hệ tiêu hoá.
Những người suy giáp nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày. Có thể chế biến đa dạng thành các món ăn, thức uống như luộc, hấp, nấu canh, làm nước ép,…
Vitamin B12, vitamin D là những khoáng chất mà người suy giáp có nhiều khả năng bị thiếu hụt. Do đó việc bổ sung vitamin D và vitamin B12 là điều cần thiết.
Thủy hải sản (cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu gan cá tuyết, hải sản có vỏ,...), lòng đỏ trứng, gan, nấm, đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa bổ sung D..., là những loại thực phẩm giàu vitamin D tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin B12, bao gồm cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua,…
Tyrosine là một trong những axit amin có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Những người suy giáp luôn được khuyên bổ sung thực phẩm giàu tyrosine như các loại cá béo, trứng, thịt, sữa và phomai, các loại đậu và ngũ cốc,…
Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp. Ngoài việc cân nhắc suy giáp nên ăn gì thì người bệnh cũng nên tránh những loại thực phẩm sau đây để không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Goitrogens là hợp chất có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động tuyến giáp. Do đó, những người suy giáp cần hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa Goitrogens.
Goitrogens có nhiều trong: thực phẩm từ đậu nành (đậu phụ, tempeh,…), một số loại rau họ cải (bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina), trái cây và thực phẩm giàu tinh bột (khoai, sắn, đào,…) và một số loại hạt (hạt kê, hạt thông, đậu phộng,…).
Tuy nhiên, khi nấu chín sẽ làm mất hoạt tính của hợp chất Goitrogens. Vì vậy, người suy giáp nên dùng thực phẩm được chế biến chín.
Những thực phẩm chứa gluten như lúa mì, ngũ cốc, các loại bánh kẹo,… cũng cần được hạn chế trong chế độ ăn uống cho người suy giáp.
Bởi gluten có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh và làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Cần xem kỹ bao bì để xác định hàm lượng gluten trong sản phẩm trước khi sử dụng.
Thực phẩm giàu chất béo khiến cơ thể người bệnh khó hấp thụ, làm ảnh hưởng quá trình sản xuất hormone tuyến giáp tự nhiên và giảm tác dụng của thuốc điều trị. Vì vậy, người suy giáp cần hạn chế các thực phẩm giàu chất béo:
Người suy giáp luôn gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất, khó đốt cháy năng lượng hơn người bình thường, dễ thừa cân, béo phì. Do đó, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều calo như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bánh kem, các loại trái cây nhiều đường (vải, mít, nhãn, sầu riêng,…),…
Thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn chứa lượng muối, chất phụ gia và chất béo không tốt cho hệ tim mạch của bệnh nhân suy giáp, làm giảm quá trình sản xuất thyroxin của cơ thể.
Nằm trong danh sách hạn chế không thể không nhắc tới các loại đồ uống có cồn, cafein hay các chất kích thích.
Nhóm thực phẩm có cồn, chất kích thích cần kiêng gồm: đồ ăn, đồ uống chứa caffeine như: trà, cà phê, socola,… Đồ uống nhiều cồn như: rượu bia, cocktail,...
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người suy giáp. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, hãy liên hệ với các bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị bệnh.