Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều người có thói quen uống cà phê thường xuyên nhưng thực tế không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại đồ uống này, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường.
Trong bài viết này sẽ cùng phân tích và tìm hiểu vấn đề: Người bệnh tiểu đường có được uống cà phê hay không?
Đối với hầu hết những người trưởng thành, caffeine (chất có trong cà phê) dường như không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường (glucose) trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê dù chứa caffein - thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, tác động của caffeine đối với hoạt động của insulin có thể liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn. Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, khoảng 200 mg caffeine - hoặc tương đương với một đến hai cốc cà phê pha nguyên chất 8 ounce (240ml) - có thể gây ra tác dụng này.
Caffeine ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, việc hạn chế lượng cafein trong chế độ ăn uống có thể mang lại kết quả tốt.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center, việc sử dụng cà phê có thể làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8% và cũng góp phần làm tăng lượng đường huyết sau ăn.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do cà phê có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin nên sẽ khiến cho đường không thể đi vào tế bào và bị ứ lại trong máu từ đó gây tăng đường huyết. Ngoài ra, việc sử dụng cà phê còn làm tăng phóng thích adrenalin - đây được biết đến là chất làm tăng đường huyết, gây ra hiện tượng run tay, hồi hộp và tăng huyết áp.
Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cà phê. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đối với người bệnh tiểu đường, uống 2 tách cà phê không đường mỗi ngày có thể an toàn. Chỉ 1-2 tách mỗi ngày sẽ không dẫn đến tác hại lớn cho người bệnh tiểu đường, nhưng tránh thêm đường, sữa hoặc các chất tạo ngọt khác.
Với người bình thường, Hội Tim mạch Mỹ cho biết mức đường (đường kính, đường mía,...) tiêu thụ mỗi ngày tốt nhất là khoảng 36 gram (9 muỗng cà phê, mỗi muỗng tương đương 4 gram) với nam giới và khoảng 25 gram (6 muỗng cà phê) đối với nữ giới. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cafe, tuy nhiên nên sử dụng cà phê không đường hoặc thêm lượng đường, sữa ít hơn mức trên là tốt nhất.
Bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế cà phê bằng những loại đồ uống thanh đạm, lành mạnh mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, chứa các thành phần tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một vài loại thức uống mà chuyên gia khuyên dùng:
Trà xanh
Nước trà xanh tươi không chứa calo đồng thời lại có nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn,... Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên uống thường xuyên mỗi ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc các căn bệnh khác.
Sữa hạt
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng các loại sữa hạt như một món ăn trong thực đơn hàng ngày đặc biệt là bữa sáng. Người mắc bệnh tiểu đường có thể bắt đầu ngày mới với một ly sữa hạt (sữa đậu nành, hạnh nhân, đậu đỏ,...) vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vừa chứa ít carbs giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết của mình.
Nước chanh tươi, cam tươi, bưởi
Theo chuyên trang y tế WebMD, các loại trái cây có múi như chanh là "siêu thực phẩm” dành cho bệnh tiểu đường. Nước chanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu theo thời gian. Nó giúp ngăn chặn đường huyết tăng đột biến. Chanh giúp làm giảm tác hại của bệnh tiểu đường vì nó có hai thành phần tốt cho sức khỏe: chất xơ hòa tan và vitamin C.
Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa và nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường, cholesterol trong máu. Vitamin C có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, giảm cả mức cholesterol, chất béo trung tính và giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường như bệnh tim, thận.
Nước táo ép
Trong táo có chứa chất xơ hoà tan pectin giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể từ đó giúp điều chỉnh và giảm đường huyết.
Uống cà phê có chừng mực tuy không gây ảnh hưởng lớn tới người bệnh tiểu đường nhưng bản chất cà phê vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt nếu bạn không sử dụng đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc kiến thức bổ ích và giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn mới cho một thực đơn ăn uống lành mạnh.