Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cân bằng lượng đường huyết. Bữa ăn cho người tiểu đường cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc về cả số lượng và chất lượng nhằm duy trì tình trạng sức khỏe ổn định. Chính vì thế, câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Để bạn đọc có thể tìm kiếm được nguồn thông tin hữu ích, uy tín, BookingCare đã tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ, chuyên gia và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...
Ngoài ra người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh ăn những món hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Các món ăn này làm quá trình hấp thụ đường vào máu rất nhanh, khiến tăng đường huyết đột ngột.
Ăn chậm nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể. Tránh ăn khuya vì ăn khuya dễ gây tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng gói. Nên ăn món được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp.
Bên cạnh việc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp thì phương pháp chế biến cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát huy chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh tiểu đường nên phân loại cụ thể những nhóm thực phẩm và phân chia theo thực đơn hàng ngày để có thể tạo thành thói quen và duy trì tình trạng đường huyết ổn định
1.1. Nhóm đường bột
Người bệnh nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa chiên, rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc loại bỏ cơm ra khỏi khẩu phần ăn
1.2. Nhóm thịt cá
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
1.3. Nhóm chất béo, đường
Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
1.4. Nhóm rau
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
1.5. Hoa quả
Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý và tránh sử dụng những loại thực phẩm sau:
2.1. Gạo trắng
Gạo trắng có chỉ số GI 64 (Glycaemic Index - Chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết) thuộc nhóm có GI cao, gây tăng đường huyết nhanh sau ăn.
Chính vì vậy mà người bệnh cần xác định một lượng cơm vừa đủ cho thực đơn hàng ngày. Người bệnh tiểu đường nên ăn một lượng nhỏ gạo trắng khoảng 1 lòng bàn tay cho mỗi bữa. Có thể thay bằng loại tinh bột khác có chỉ số đường huyết thấp hơn như đậu phụ, khoai lang trắng, gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, bún, phở, mì ý.
2.2. Các loại trái cây sấy phơi khô
Trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi trái cây được sấy khô làm mất nước, hàm lượng đường tăng cao. Do đó, người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy dễ tăng đường huyết hơn trái cây tươi. Ví dụ cụ thể: Hàm lượng đường trong nho khô cao gấp 3 lần so với nho tươi. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung trái cây tươi thay vì ăn trái cây sấy khô.
2.3. Chất béo bão hòa
Mỡ heo, mỡ bò, da vịt, da gà, lòng mề, nội tạng động vật, óc,… chứa các acid béo bão hòa (béo no) và nhiều cholesterol dễ làm tăng cholesterol máu nếu ăn nhiều và thường xuyên, có thể gây rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, không tốt cho tim mạch và sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Hai bệnh này có quan hệ “mật thiết” với nhau.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh đái đường, tỷ lệ này ở nam cao gấp 1-3 lần so với người không bị đái tháo đường, tương tự ở nữ là cao gấp 2-5 lần so với người bình thường.
2.4. Nước ép trái cây
Nhiều người lầm tưởng rằng, nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và an toàn với tất cả mọi người. Mặc dù có phần đúng, nhưng tất cả các loại nước ép trái cây đều bổ sung một lượng lớn carbohydrate vào chế độ ăn của bạn và là đường tự nhiên. Sự kết hợp này khiến lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ tăng cân.
Hơn nữa, trong các loại nước ép trái cây, chất xơ đã bị loại bỏ. Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu. Vì thế, nếu bạn muốn uống nước trái cây, hãy đảm bảo bạn lựa chọn loại nước trái cây nguyên chất 100%, không chứa thêm đường và chỉ uống hạn chế.
Bệnh tiểu đường không chỉ là một căn bệnh nguy hiểm mà phương pháp điều trị cũng rất phức tạp. Bên cạnh việc thăm khám và sử dụng thuốc thường xuyên thì người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc trong ăn uống nhằm ổn định lượng đường huyết trong máu.
Hy vọng trong bài viết vừa rồi của BookingCare, các bạn đã có thêm những kiến thức mới về bệnh tiểu đường và những loại thực phẩm nên ăn, nên tránh. Nếu bạn đang có nhu cầu đi khám hoặc làm xét nghiệm tiểu đường tại các bệnh viện/ phòng khám uy tín trên toàn quốc có thể đặt lịch nhanh chóng qua BookingCare.