Nguyên nhân gây ra tiền sản giật
Nguyên nhân gây ra tiền sản giật
Nguyên nhân gây ra tiền sản giật - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Tác giả: - Xuất bản: 02/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Hội chứng tiền sản giật thường xuất hiện vào 3 tháng cuối, cũng có thể là bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật là gì? BookingCare sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiền sản giật được xác định là do tăng huyết áp và lượng protein trong nước tiểu tăng cao, có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Một đặc điểm khác của tiền sản giật là tình trạng tổn thương gan hoặc thận. Đôi khi, tiền sản giật có thể xảy ra sau khi sinh. Đây được gọi là chứng tiền sản giật sau sinh. 

Tiền sản giật xảy ra ở 8% bà mẹ mang thai trên khắp thế giới, và các trường hợp ở Hoa Kỳ đã tăng khoảng 25% kể từ những năm 1980.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Hiện nay các chuyên gia sản phụ khoa cũng chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Những thay đổi trong nhau thai là lý thuyết hàng đầu vì nhau thai tạo ra protein và một số chất khác đi vào máu của người mẹ.

Protein và các chất khác được tạo ra bởi nhau thai được cho là đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển của thai kỳ và thậm chí cả quá trình chuyển dạ.

Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển để đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả. Ở phụ nữ gặp hội chứng này, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc vận hành đúng chức năng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường, khiến lượng máu chảy qua bị hạn chế.

Nguyên nhân của sự phát triển bất thường này là do:

  • Lưu lượng máu đến tử cung không đủ
  • Tổn thương mạch máu
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có vấn đề
  • Một số gen bất thường.

Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đã được xác định như sau:.

Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Mang thai trước đó có tiền sản giật
  • Đa thai (sinh đôi trở lên)
  • Rối loạn thận
  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2
  • Tăng huyết áp mạn tính hoặc bệnh thận trước khi mang thai
  • Tiền sử bệnh tuyến giáp

Các yếu tố nguy cơ trung bình bao gồm:

  • Mẹ ≥ 35 tuổi
  • Chỉ số khối cơ thể > 30
  • Tiền sử gia đình bị tiền sản giật
  • Đặc điểm xã hội - nhân khẩu học (chủng tộc người Mỹ gốc Phi, tình trạng kinh tế xã hội thấp)
  • Vấn đề về mạch máu
  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống

Phương pháp chẩn đoán tiền sản giật khi mang thai

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sau nhằm xác định bạn có bị hội chứng bệnh này hay không:

  • Đo huyết áp: Với phụ nữ chưa từng bị cao huyết áp thì nếu kết quả 140/90 trở lên được xác định là huyết áp cao. Vì huyết áp thay đổi trong ngày nên bạn sẽ được đo nhiều lần vào các thời điểm khác nhau để cho ra kết quả chính xác.
  • Protein trong nước tiểu: Bạn sẽ làm xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ protein-creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu: Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu thường xuyên, bao gồm cả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CBC) và xét nghiệm chức năng gan, thận. Việc làm này cũng giúp sàng lọc hội chứng HELLP.
  • Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe của em bé: Bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra sự phát triển của em bé, xem bé có đang tăng trưởng tốt hay không.

Bài viết cung cấp thông tin về các nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Khi mới xuất hiện các dấu hiệu tiền sản giật, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tránh những biến chứng không may xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết