Nguyên nhân gây viêm nang lông và cách điều trị, phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân gây viêm nang lông và cách điều trị, phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân gây viêm nang lông
Nguyên nhân gây viêm nang lông và cách điều trị, phòng ngừa bệnh - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây viêm nang lông và cách điều trị, phòng ngừa bệnh

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm nang lông trong bài viết dưới đây để từ đó hiểu rõ về bệnh và có cách điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Viêm nang lông thường gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: vùng da viêm bị ngứa ngáy , đau nhức khó chịu, xuất hiện sẩn, mụn mủ, các vết trợt. Diễn biến viêm nang lông thường dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm.

Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây viêm nang lông cùng những cách điều trị phổ biến, phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Viêm nang lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường được gây ra bởi  vi khuẩn hoặc nấm; virus Herpes; Demodex.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra viêm nang lông như sau:

  • Do rối loạn tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh quá mức gây bức bí và bịt kín các nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Khi lỗ chân lông bị bịt kín đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng cư trú tại các lỗ chân lông gây bệnh.
  • Do cạo, nhổ hoặc tẩy lông và vệ sinh không đúng cách: Sau khi cạo, nhổ lông khiến lông bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm nhiễm các lỗ chân lông.
  • Vệ sinh cá nhân kém. 
  • Do dị ứng (uống thuốc hoặc bôi thuốc), dùng các chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Ngoài ra, rối loạn nội tiết, ra nhiều mồ hôi, khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố tác động trực tiếp lên da gây nên viêm nang lông.

Các yếu tố thuận lợi khiến viêm nang lông dễ xảy ra hơn có thể kể tới như:

  • Mặc quần áo quá chật
  • Da ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi
  • Gãi, cào, cạo râu, nhổ lông không đúng cách
  • Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
  • Dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống chứa corticoid lâu ngày
  • Người béo phì, tiểu đường, suy giảm miễn dịch 
  • Người suy thận, chạy thận nhân tạo
  • Người thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính

Điều trị và phòng ngừa viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được vậy nên bạn đọc gặp phải vấn đề này không cần quá lo lắng.

  • Điều trị tại chỗ: có thể dùng xà bông tắm sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng kèm các thuốc bôi chống nhiễm trùng như Betadine, cồn iod, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như Bactroban, Fucidin…
  • Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.
  • Nếu viêm nang lông xảy ra do bệnh lý khác thì phải xử lý nguyên nhân gây bệnh trước.
  • Ngoài sử dụng thuốc bôi, thuốc uống thì viêm nang lông còn có thể điều trị bằng công nghệ laser, liệu pháp ánh sáng.

Để phòng ngừa viêm nang lông quay trở lại, bệnh nhân nên lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh bệnh viêm lỗ chân lông, sử dụng các loại xà phòng phù hợp giúp giảm nhờn, khiến lỗ chân lông luôn thông thoáng…
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa…
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh.
  • Mặc quần áo bằng chất liệu cotton thoải mái, tránh đồ quá bó, quá chật đặc biệt là vào mùa hè, độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Như vậy, trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây viêm nang lông cũng như cách điều trị và phòng ngừa mà bạn đọc có thể tham khảo.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare