Top dấu hiệu viêm nang lông thường gặp
Top dấu hiệu viêm nang lông thường gặp
Dấu hiệu viêm nang lông
Dấu hiệu viêm nang lông thường gặp - Ảnh: BookingCare

Top dấu hiệu viêm nang lông thường gặp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023

Bạn đang có những các đám mụn nhỏ trên da? Bạn lo lắng mình có thể bị viêm nang lông? Vậy viêm nang lông có những dấu hiệu gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu viêm nang lông thường gặp

Bạn đọc có thể nhận biết bệnh viêm nang lông thông qua những dấu hiệu dưới đây:

Tổn thương là những sẩn nhỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm… 

Viêm nang lông có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân....

Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các
trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt gây mất tự tin với các chị em phụ nữ.

Dấu hiệu viêm nang lông theo tác nhân gây bệnh

Tùy theo tác nhân gây bệnh, viêm nang lông có thể một số biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm nang lông do tụ cầu: Khi viêm lan cả đơn vị nang lông-tuyến bã thì có thể để lại sẹo sau khi khỏi. Bệnh hay tái phát khi không loại được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm. Một số vùng hay bị như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu.
  • Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Thường xảy ra ở những người bị mụn trứng cá sử dụng kháng sinh uống dài ngày. Các mụn trứng cá trở nên nặng hơn, viêm nang lông thành sẩn hoặc áp xe nang lông thành bọc vùng má, cằm.
  • Viêm nang lông do nấm sợi: Khởi đầu thường là nhiễm nấm ở lớp sừng quanh miệng nang lông sau đó mới lan vào sâu trong nang lông. Nấm da và nang lông có thể thấy ở đầu với các biểu hiện khác nhau do các chủng nấm khác nhau gây nên.
  • Viêm nang lông do nấm Malassezia: Có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào, thường gặp nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da và niêm mạc miệng. Triệu chứng thay đổi theo vị trí nhiễm. Nhiễm nấm Candida lan tỏa có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm nang lông do nấm men Candida albicans: có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào, thường gặp nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da và niêm mạc miệng. Triệu chứng thay đổi theo vị trí nhiễm. Nhiễm nấm Candida lan tỏa có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm nang lông do nhiễm virus herpes: thường xảy ra ở vùng râu cằm, ria mép do cạo râu. Các mụn nước  ở vùng râu, thành đám như chùm nho, sau vài ngày đóng vẩy tiết. Bệnh tự khỏi không để lại sẹo nhưng thường hay tái phát.
  • Viêm nang lông do nhiễm virus u mềm lây: Đó là các sẩn màu da lõm ở giữa ở nang lông hoặc quanh nang lông vùng râu cằm, ria mép. Bệnh do lây nhiễm và thường tự khỏi sau một thời gian vài tháng, đôi khi lâu hơn.
  • Viêm nang lông giang mai: các sẩn màu đỏ đồng, có thể xếp thành hình ovan, gây rụng tóc nhưng khỏi không để lại sẹo. 
  • Viêm nang lông do Demodex: xuất hiện do nhiễm Demodex folliculorum, gây bong vẩy da xung quanh nang lông, có biểu hiện giống như vẩy phấn nang lông hoặc viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic dermatitis) hoặc sẩn – mụn mủ đỏ nang lông giống như trứng cá đỏ (Acne rosacea) trên nền đỏ da ở mặt.

Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nang lông nặng như tình trạng mụn viêm nhiều, không cải thiện, kèm theo sốt, mệt mỏi …. bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và tìm nguyên nhân điều trị từ các bác sĩ da liễu.

Như vậy, trên đây là những dấu hiệu viêm nang lông đáng chú ý mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích và thiết thực.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare