Nhận biết triệu chứng sỏi mật bằng cách nào?
Nhận biết triệu chứng sỏi mật bằng cách nào?
Nhận biết triệu chứng sỏi mật bằng cách nào? - Ảnh: BookingCare

Nhận biết triệu chứng sỏi mật bằng cách nào?

Tác giả: - Xuất bản: 27/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 16/01/2024
Có thể bạn đã từng gặp những cơn đau sỏi mật nhưng lại nhầm lẫn sang bệnh khác. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết các triệu chứng sỏi mật.

Sỏi mật là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây ra nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn. Dấu hiệu sỏi mật thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh dạ dày. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng sỏi mật và chẩn đoán bệnh sớm có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị sỏi mật hiệu quả.

Triệu chứng sỏi mật

Khi mắc bệnh sỏi mật (sỏi túi mật), đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì và thường được phát hiện tình cờ trong quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng. Triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật.

Cơn đau thường xảy ra khi túi mật co thắt đột ngột (sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, gây tắc đường dẫn mật.

Triệu chứng cơ bản bao gồm:

  • Cơn đau ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới xương sườn. Cơn đau kéo dài từ 30 phút và có thể duy trì đến vài giờ, sau đó giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:
  • Sỏi túi mật: khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải theo từng cơn.
  • Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.
  • Buồn nôn và nôn kèm cảm giác chướng bụng. 
  • Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi.
  • Ngứa da kết hợp vàng da hoặc vàng mắt.

Sỏi túi mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp...

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật 

Bệnh sỏi mật thường gặp ở phụ nữ do tác động của hormone như progesteron làm giảm vận động túi mật và estrogen làm tăng cholesterol đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Điều này giải thích tại sao phụ nữ có xác suất mắc bệnh sỏi túi mật giảm dần theo tuổi.

Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ cao gấp ba lần nam giới, nhưng sau tuổi 60, tỷ lệ này không tăng đáng kể. Sử dụng hormon thay thế và viên ngừa thai cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật, đặc biệt là trong 10 năm đầu sử dụng.

Ngoài ra, yếu tố di truyền bệnh, giảm cân nhanh, chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, tăng cân - béo phì cũng làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sỏi mật, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi mật.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết