Những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp
Những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp
Những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp
Những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp - Ảnh: BookingCare

Những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 23/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung như thế nào? Triệu chứng thường xảy ra ở đâu? Trong bài viết dưới đây BookingCare sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.

Bệnh lý lạc nội mạc tử cung nếu ở mức độ nhẹ đôi khi không có triệu chứng gì hay có khi khiến người nữ vô cùng khó chịu, nhất là trong những ngày hành kinh. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung thường gặp

Bộ ba triệu chứng cổ điển là thống kinh, đau khi giao hợp và vô sinh. Đau vùng giữa tiểu khung có tính chất chu kỳ, đặc biệt là đau trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt (thống kinh) và trong khi quan hệ tình dục (đau khi giao hợp) là dấu hiệu điển hình, và có thể tiến triển và mạn tính (kéo dài > 6 tháng).

Khối u phần phụ và vô sinh cũng là dấu hiệu điển hình. Viêm bàng quang kẽ gây đau vùng trên xương mu và vùng chậu, tiểu nhiều và tiểu són là thường gặp. Có thể ra máu giữa kỳ.

Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung rộng mà không có triệu chứng và ngược lại một số lạc nội mạc tử cung tuy ít thôi nhưng đau không chịu nổi. Triệu chứng của bệnh lý này phụ thuộc nhiều vào vị trí của khối lạc nội mạc. Đau bụng kinh là một triệu chứng dễ nhận biết giúp chẩn đoán, nhất là mới bắt đầu sau vài năm có kinh mà không bị đau bụng.

Các triệu chứng thường giảm bớt hoặc mất đi trong thời kỳ mang thai. Lạc nội mạc tử cung có xu hướng không hoạt động sau khi mãn kinh vì nội tiết buồng trứng là nồng độ estrogen và progesterone giảm, dẫn đến các tế bào nội mạc tử cung không hoạt động.

Triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc tử cung.

  • Buồng trứng: Sự hình thành khối lạc nội mạc tại buồng trứng (khối nang từ 2 đến 10 cm ở buồng trứng), Sự hình thành các khối lạc nội mạc tại buồng trứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do làm giảm các mô lành buồng trứng. Khối u càng to thì sự phá huỷ các mô lành càng nhiều.
  • Các cấu trúc phần phụ: Hình thành các khối dính phần phụ, gây ra khối vùng tiểu khung hoặc gây đau.
  • Bàng quang: Tiểu khó, tiểu ra máu, đau trên xương mu hoặc vùng chậu (đặc biệt là trong khi đi tiểu), tiểu nhiều, tiểu són, hoặc kết hợp cả hai
  • Đại tràng: Đau bụng khi đại tiện, bụng chướng, tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc chảy máu trực tràng trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Các cấu trúc ngoài khung chậu: thường gây đau theo chu kỳ kinh nguyệt. 

Khám vùng tiểu khung có thể bình thường, hoặc có dấu hiệu tuỳ thuộc vị trí của khối lạc nội mạc như tử cung đổ sau, không di động hoặc buồng trứng căng, to, khối u buồng trứng bị dính, cố định, vách trực tràng âm đạo bị dày lên, cứng vùng cùng đồ, có hạch ở dây chằng tử cung cùng và/hoặc các khối u phần phụ. Hiếm khi, có thể thấy thương tổn trên âm hộ hay cổ tử cung hoặc trong âm đạo, rốn hoặc vết sẹo phẫu thuật.

Cần nhận biết dấu hiệu lạc nội mạc tử cung sớm, tránh bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến việc điều trị lạc nội mạc tử cung khó khăn hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết