Lạc nội mạc tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Lạc nội mạc tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 24/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung như thế nào? Các thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng tổ chức giống niêm mạc tử cung (gồm tuyến và mô đệm) xuất hiện và phát triển bên ngoài buồng tử cung. Sự phát triển và bong ra của tổ chức này tương tự niêm mạc tử cung bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Chính sự phát triển ‘lạc’ chỗ này gây ra các phản ứng viêm, dẫn đến các hiện tượng như đau, dính, vô sinh,..Lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong ổ bụng như tại ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các cơ quan nội tạng trong ổ bụng,...

Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân chính xác của lạc nội mạc tử cung chưa có kết quả rõ ràng. Nhưng một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Trào ngược máu kinh. Đây là khi máu kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng và vào khung chậu và khoang phúc mạc thay vì ra khỏi cơ thể. Máu chứa các tế bào nội mạc tử cung từ lớp lót bên trong tử cung. Những tế bào này có thể dính vào thành chậu và bề mặt của các cơ quan vùng chậu. Các tế bào nội mạc này vẫn sẽ hoạt động dưới sự tác động của hormone theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Những thay đổi của tế bào phôi. Các hormone như estrogen có thể biến đổi các tế bào phôi thai - những tế bào đang ở giai đoạn phát triển sớm nhất - thành các tế bào phát triển giống như nội mạc tử cung ở tuổi dậy thì.
  • Biến chứng sau phẫu thuật, thủ thuật. Các tế bào nội mạc tử cung có thể bám vào mô sẹo từ vết cắt được thực hiện trong quá trình phẫu thuật, chẳng hạn như sinh mổ gây lạc nội mạc tử cung ở thành bụng hay ở các vị trí vết rạch khi sinh thuường gây lạc nội mạc ở tầng sinh môn.
  • Vận chuyển tế bào nội mạc tử cung. Các mạch máu hoặc hệ thống dịch mô có thể di chuyển các tế bào nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tình trạng hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch có vấn đề có thể khiến cơ thể không thể nhận biết và phá hủy mô lạc nội mạc tử cung.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Tiền sử gia đình bị lạc nội mạc tử cung.
  • Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt (thời gian giữa các kỳ kinh ngắn hơn) và thời gian chảy máu (ra máu bao nhiêu ngày).
  • Khiếm khuyết trong tử cung hoặc ống dẫn trứng của bạn.
  • Các nguyên nhân gây bế máu kinh.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng chính của lạc nội mạc tử cung bao gồm  là đau bụng kinh, đau khi giao hợp và vô sinh. Nó thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bụng kinh khi bị lạc nội mạc tử cung đau đớn hơn nhiều so với bình thường. Cơn đau cũng có thể trở nên nặng hơn hơn theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đau khi hành kinh: Cơn đau của lạc nội mạc tử cung diễn ra liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau với mức độ đau đớn nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Đau có thể trở nên nặng hơn theo thời gian, lâu dần cũng có thể tiến triển kéo dài ngoài những ngày hành kinh. 
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục. Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục thường gặp ở bệnh lạc nội mạc tử cung. Triệu chứng này cũng là triệu chứng khiến nhiều chị em trở nên e dè khi quan hệ tình dục, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
  • Giảm khả năng sinh sản thậm chí vô sinh. Đối với một số người, lạc nội mạc tử cung được phát hiện lần đầu tiên trong các xét nghiệm điều trị vô sinh.
  • Các triệu chứng khác. Bạn có thể bị mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn. Những triệu chứng này phổ biến hơn trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
Bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra các cơn đau đớn dài ở vùng chậu. - Ảnh: Canva

Tuy nhiên, một số người bị lạc nội mạc tử cung không có triệu chứng. Thông thường, họ phát hiện ra mình mắc phải tình trạng không thể mang thai hoặc sau khi phẫu thuật vì một lý do khác.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Để tìm hiểu xem bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng của mình, bao gồm cả vị trí và thời điểm bạn cảm thấy đau. Một vài xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bao gồm: 

  • Nội soi ổ bụng: đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Qua nội soi, bác sĩ có thể ghi nhận được chi tiết về vị trí, chỗ bám của các tổn thương đồng thời có thể xác định được kích thước, mức độ tổn thương, mức độ dính cơ quan khác do bệnh gây ra. Từ đó, giúp bác sĩ tiên lượng và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Siêu âm qua ngã âm đạo: đây là biện pháp hay dùng giúp xác định được vị trí khối lạc nội mạc tử cung nằm ở buồng trứng, vòi trứng, vách trực tràng - âm đạo, cơ tử cung hay các cơ quan trong khung chậu.
  • Siêu âm bụng tổng quát: thường để phát hiện lạc nội mạc tử cung trong ổ bụng như tại các quai ruột, gan, ruột thừa, ... 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này giúp phát hiện khối lạc nội mạc tử cung kích thước nhỏ và nằm ở vị trí khó phát hiện bởi các phương tiện khác. Tuy nhiên, giá thành chụp MRI là tương đối cao trong khi cũng không có quá nhiều giá trị hơn siêu âm nên thường ít được chỉ định.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Điều trị lạc nội mạc tử cung có thể dùng biện pháp nội khoa là sử dụng thuốc hoặc ngoại khoa là phẫu thuật. Phương pháp điều trị cho bạn sẽ phụ thuộc vào tuổi, nhu cầu sinh sản, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn. 

Thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID):  ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve).

Chúng có thể giúp giảm triệu chứng liên quan đến đau bụng kinh. Nếu bạn không muốn mang thai, liệu pháp hormone cùng với thuốc giảm đau sẽ được sử dụng.

Liệu pháp hormone

Đôi khi, thuốc nội tiết giúp giảm bớt hoặc loại bỏ cơn đau do lạc nội mạc tử cung do làm các tuyến nội mạc tử cung không phát triển và teo đi ở cả vị trí bình thường là trong buồng tử cung hay các vị trí nội mạc' bị lạc’  Liệu pháp hormone không phải là phương pháp điều trị lâu dài cho bệnh lạc nội mạc tử cung.

Các triệu chứng có thể quay trở lại sau khi bạn ngừng điều trị do tính chất mãn tính của nó nên đòi hỏi bệnh nhân cần sát sao theo dõi bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài còn gây ra các triệu chứng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc. 

Các loại thuốc hormone được được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Dẫn xuất của androgens: Danazol
  • Đồng vận GnRH: danazol, buserelin, leuprorelin,... nhằm làm teo các ổ lạc nội mạc tử cung
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin: thường sử dụng progestin uống hàng ngày hoặc tiêm hoặc các dạng giải phóng chậm, không cho khối lạc nội mạc tử cung phát triển, đồng nghĩa với việc vô kinh. 

Một số loại thuốc mới được sử dụng: aromatase inhibitors, GnRH đối vận, thuốc gắn thụ thể estrogen chọn lọc ( selective estrogen rêcptors modulators- SERMs), thuốc gắn thụ thể Progestins có chọn lọc ( selective progesterone receptors modulators- SPRMs)

Thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng trong điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung. - Ảnh: Canva

Phẫu thuật bảo tồn

Phẫu thuật bảo tồn loại bỏ mô lạc nội mạc tử cung là phương pháp hiệu quả giúp. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung và đang cố gắng mang thai, loại phẫu thuật này có thể tăng cơ hội thành công cho bạn.

Lạc nội mạc tử cung và cơn đau có thể quay trở lại theo thời gian sau phẫu thuật. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. 

Cắt tử cung kèm cắt bỏ buồng trứng

Cắt bỏ tử cung và buồng trứng từng được cho là phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả nhất. Ngày nay, một số chuyên gia coi đây là biện pháp cuối cùng để giảm đau khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Thay vào đó, các chuyên gia khác lại khuyến nghị phẫu thuật tập trung vào việc loại bỏ cẩn thận và triệt để tất cả các mô lạc nội mạc tử cung.

Cắt bỏ buồng trứng sẽ gây mãn kinh sớm. Việc thiếu hormone do buồng trứng tạo ra có thể cải thiện cơn đau do lạc nội mạc tử cung ở một số người.

Nhưng đối với những người khác, lạc nội mạc tử cung còn sót lại sau phẫu thuật vẫn tiếp tục gây ra các triệu chứng. Mãn kinh sớm cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu, một số tình trạng trao đổi chất nhất định và tử vong sớm.

Phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung không phải là tình trạng bạn dễ dàng ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ góp phần hạn chế triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Một số yếu tố có thể làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Tích cực tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút / ngày để giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng chuyển hóa estrogen để hạn chế xuất hiện bệnh.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, với người béo phì cần xây dựng lộ trình giảm cân từ từ và khoa học.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể như thuốc lá, bia rượu,...
  • Thực hiện biện pháp phòng tránh thai an toàn, không nên thực hiện nạo phá thai.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách để hạn chế viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung,...

Bài viết đề cập về bệnh nội mạc tử cung và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nội mạc tử cung.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết