Ung thư tuyến giáp thể nhú là một bệnh liên quan đến sự phát triển của các tế bào nang, thường tạo thành khối u ở một thùy. Tuy nhiên, đây là loại ung thư phát triển chậm và đáp ứng tốt với điều trị nên có khả năng khỏi cao. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp thể nhú đang ngày tăng hơn, bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc phát hiện tình cờ qua thăm khám kiểm tra sức khỏe.
Vậy dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh như thế nào? Cần thực hiện các xét nghiệm gì để phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú? Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng chuyên gia giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong 4 dạng của ung thư tuyến giáp, bởi vậy các dấu hiệu bệnh cũng chính là dấu hiệu ung thư tuyến giáp nói chung.
Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến giáp đều không có dấu hiệu bệnh hoặc có triệu chứng nghèo nàn, khó phát hiện sớm. Có thể phát hiện tình cờ qua siêu âm khám sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có các dấu hiệu sau:
Cổ bị sưng to: Có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận dễ dàng. Tuyến giáp tăng kích thước, to hơn bình thường và khi chạm vào thấy cứng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp thể nhú chưa được xác định rõ. Một số nguyên nhân ung thư tuyến giáp là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như: tính chất di truyền, tiền sử mắc bệnh trong gia đình, giới tính và độ tuổi, xạ trị,....
Nếu có các dấu hiệu đau cổ, tuyến giáp sưng to hoặc một số dấu hiệu nghi ngờ khác, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số các xét nghiệm sau
Hiện nay, có nhiều phương pháp được lựa chọn để điều trị ung thư tuyến giáp khác nhau tùy theo từng trường hợp và giai đoạn tiến triển của người bệnh. Các phương pháp bao gồm:
Liệu pháp iod phóng xạ (I131) sau phẫu thuật ngăn ngừa tái phát ung thư trở lại, giúp kiểm soát ung thư tuyến giáp, thường được chỉ định ở các bệnh nhân đa ổ u ung thư, u ở giai đoạn T3-T4 (u > 4cm, có thể đã xâm lấn ra ngoài tuyến giáp, cấu trúc vùng cổ), có di căn hạch và di căn xa, sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp nồng độ Tg vẫn cao trong máu (Thyroglobulin - 1 glycoprotein tổng hợp từ các tế bào nang tuyến giáp).
Các tế bào ung thư tuyến giáp sẽ hấp thụ iod và bị tiêu diệt (thường không gây tác dụng phụ do chỉ có tế bào tuyến giáp hấp thu).
Người bệnh có thể được điều trị lặp lại 6-12 tháng để loại bỏ mô tuyến giáp còn sót lại sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật cắt hoàn toàn tuyến giáp, cơ thể không còn tự sản xuất hormone tuyến giáp, bởi vậy, người bệnh cần uống thuốc thay tuyến giáp cung cấp các hormone cho cơ thể.
Thuốc còn có tác dụng ức chế sản xuất TSH (hormone tuyến yên kích thích tuyến giáp)
Thông thường bệnh nhân sẽ được kê levothyroxine (T4) (liều đủ cao để ức chế TSH) và phải sử dụng thuốc suốt đời.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về ung thư tuyến giáp thể nhú cho người đọc. Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để tầm soát bệnh sớm.