Nôn ra máu- Chớ coi thường!
Nôn ra máu ẩn chứa hậu quả khó lường
Nôn ra máu ẩn chứa hậu quả khó lường - Ảnh: BookingCare

Nôn ra máu- Chớ coi thường!

Tác giả: - Xuất bản: 25/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 07/03/2024
Nôn ra máu, hay còn gọi là nôn ra máu từ dạ dày, là một triệu chứng gây lo lắng và có thể nguy hiểm. Nôn ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, chớ coi thường.

Nôn ra máu không chỉ là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nếu không được xử lý kịp thời. Nôn ra máu có thể được coi là một cấp cứu trong chuyên khoa nội tiêu hoá. Trong bài viết này, BookingCare xin gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về nôn ra máu, vì sao nôn ra máu và cách đối phó với tình trạng này.

Nôn ra máu là gì?

Nôn ra máu là tình trạng người bệnh bất ngờ nôn ra máu đỏ tươi hoặc nâu đen.Tính chất thường là máu đỏ tươi cho thấy tình trạng máu vẫn đang chảy, máu đen có thể là máu chảy chậm hoặc máu đã cầm, máu cục, có thể lẫn với thức ăn. Số lượng ít hoặc nhiều, có thể một hoặc nhiều lần trong ngày. Tùy theo lượng máu bệnh nhân nôn ra mà các triệu chứng toàn thân sẽ khác nhau. 

Nôn ra máu là dấu hiệu chảy máu trong thường xuất phát từ phần trên của đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non gọi là tá tràng.

Nôn ra máu cần phân biệt với các trường hợp như 

  • Chảy máu cam, chảy máu răng miệng họng: người bệnh nuốt vào rồi nôn ra. cần kiểm tra kĩ đường mũi họng, răng miệng tìm vị trí chảy máu.
  • Ho ra máu.
  • Ăn và uống các loại thức ăn có màu nâu đen: ăn tiết canh, uống nước coca,.. Cần hỏi kĩ tiền sử ăn uống.

Vì sao nôn ra máu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng nôn máu, từ những nguyên nhân đơn giản đến các bệnh lý nguy hiểm. 

Các tình trạng thường gây nôn ra máu bao gồm:

  • Loét gây chảy máu: loét dạ dày tá tràng là vết loét hở ở dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc do sử dụng NSAID hoặc aspirin thường xuyên.
  • Viêm cấp tính: viêm thực quản hoặc niêm mạc dạ dày có thể gây chảy máu từ các tổn thương động mạch bên dưới. Sử dụng nhiều rượu, aspirin và NSAID và trào ngược axit nặng là những nguyên nhân phổ biến.
  • Các mạch máu mở rộng bị vỡ: hậu quả của các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, bệnh xơ gan, gây tăng áp lực trong tĩnh mạch bụng của bạn. Điều này có thể dẫn đến sự giãn nở của các tĩnh mạch trong thực quản và dạ dày, khiến chúng trở nên mỏng manh. Chảy máu do giãn tĩnh mạch có thể cực kỳ nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Các nguyên nhân ít gặp khác có thể khác bao gồm:

  • Chấn thương: một vết thương trực tiếp vào dạ dày hoặc thực quản có thể gây chảy máu cấp tính bên trong. Chấn thương bên trong cũng có thể xảy ra do các thủ tục y tế.
  • Hội chứng Mallory-Weiss: vết rách Mallory-Weiss là vết rách ở thực quản do nôn mửa dữ dội. Nó thường xảy ra sau khi uống quá nhiều rượu.
  • Khối u: cả khối u lành tính và ác tính đều có thể chảy máu. Một khối u chảy máu cần phải được kiểm tra như ung thư dạ dày, thực quản hoặc tuyến tụy.
  • Angiodysplasias: đây là những mạch máu bề mặt bất thường có thể gây chảy máu từ dạ dày và ruột của bạn.
  • Do tác dụng phụ của thuốc như các thuốc chống đông, Aspirin, các thuốc chống viêm…
Aspirin có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng - Ảnh: Freepik

Cách đối phó với tình trạng nôn ra máu

Hãy nhờ ai đó chở đến phòng cấp cứu nếu nhận thấy có máu trong chất nôn hoặc bắt đầu nôn ra máu. Gọi cấp cứu ngay nếu nôn ra máu gây ra các dấu hiệu và triệu chứng mất máu nghiêm trọng hoặc sốc, chẳng hạn như:

  • Thở nhanh và nông
  • Chóng mặt hoặc choáng váng sau khi đứng lên
  • Mờ mắt
  • Ngất xỉu
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Da lạnh, ẩm ướt, nhợt nhạt
  • Lượng nước tiểu thấp

Nôn ra máu được coi như một cấp cứu, vì vậy ngay khi xảy ra tình trạng nôn ra máu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, việc quan trọng là làm ngừng máu chảy và tìm kiếm nguyên nhân để ngăn chặn chảy máu tái phát.

Điều trị nôn ra máu

Nôn ra máu được coi là một trường hợp khẩn cấp. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mất máu để tìm ra loại hỗ trợ ngay lập tức. Nếu có dấu hiệu mất máu nghiêm trọng, trước tiên sẽ thực hiện hồi sức bao gồm điều trị bằng truyền dịch IV, truyền máu và hỗ trợ oxy nếu cần thiết. 

Sau khi hồi sức, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu là điều quan trọng. Các bác sĩ sẽ muốn biết người bệnh bắt đầu nôn ra máu khi nào, đặc điểm của máu nôn ra, các triệu chứng khác kèm theo và liệu điều đó đã từng xảy ra trước đây chưa. Họ cũng sẽ khai thác lịch sử chi tiết về việc sử dụng thuốc của người bệnh , bao gồm aspirin, NSAID và thuốc chống đông máu.

Việc xác định nguyên nhân và nguồn chảy máu giúp cầm máu và đảm bảo rằng không tái phát. Cách hiệu quả nhất để làm điều này là thực hiện kiểm tra nội soi phần trên. Nội soi cho phép các bác sĩ nhìn thấy tổn thương bên trong đường tiêu hóa và cầm máu cùng lúc.

Bên cạnh đó các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc cầm máu tùy vào từngTài liệu tham khảo trường hợp người bệnh và nguyên nhân gây ra tình trạng nôn máu

Nôn ra máu không chỉ là một triệu chứng gây lo lắng mà còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc tìm hiểu và nhận biết nguyên nhân gây ra nôn ra máu là quan trọng để có thể điều trị và xử lý tình trạng này một cách hiệu quả. Ngay khi phát hiện nôn máu, chớ coi thường, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết