Dấu hiệu ung thư dạ dày? Ai dễ mắc ung thư dạ dày?
Dấu hiệu ung thư dạ dày
Dấu hiệu ung thư dạ dày - Ảnh: BookingCare

Dấu hiệu ung thư dạ dày? Ai dễ mắc ung thư dạ dày?

Tác giả: - Xuất bản: 04/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Cùng BookingCare tìm hiểu về những dấu hiệu của ung thư dạ dày cùng nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày ngay trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể giống với triệu chứng của các bệnh lý khác, chẳng hạn như loét dạ dày. Do vậy, điều quan trọng là cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng, chi tiết với bác sĩ chuyên khoa.

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày bao gồm chứng khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, khó tiêu, cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ,...

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Khó nuốt 

Khó nuốt có thể xảy ra khi ung thư ở vùng tâm vị của dạ dày cản trở đường ra của thực quản. Bạn có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát khi nuốt hoặc thức ăn có thể dính vào cổ họng hoặc ngực.

Giảm cân bất thường

Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày. Điều này có thể là do mất cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ.

Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà chỉ là tình trạng đầy bụng thông thường.

Đau bụng

Những cơn đau bụng bất thường có thể xuất hiện ở bụng trên hoặc phía sau xương ức. Những cơn đau dữ dội và diễn ra với tần suất thường xuyên, không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc giảm đau ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. 

Ợ chua, ợ nóng, đầy bụng sau ăn

Người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn... Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư.

Những người bị chứng ợ nóng có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày khiến nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.

Nôn ra máu

Đôi khi, tình trạng nôn ra máu có thể diễn ra. Nếu có màu đỏ tươi, có nghĩa là đang chảy máu mới. Còn nếu có màu nâu sẫm, giống như bã cà phê đã qua sử dụng, thì có nghĩa máu đã ở trong dạ dày một thời gian.

Phân đen (máu trong phân)

Ung thư dạ dày giai đoạn sớm và tiến triển thì khối u có thể gây chảy máu vào dạ dày. Theo thời gian, điều này làm giảm số lượng hồng cầu trong máu của bạn (thiếu máu).

Phân của bạn có thể sẫm màu hơn – gần như đen – nếu dạ dày của bạn bị chảy máu. Tuy nhiên, phân của bạn cũng có thể sẫm màu hơn nếu bạn đang dùng viên sắt.

Triệu chứng báo hiệu sớm bệnh ung thư dạ dày
Dấu hiệu báo hiệu sớm bệnh ung thư dạ dày - Ảnh: netmeds.com

Những đối tượng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

  • Hút thuốc lá: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
  • Nam giới tuổi trên 40: Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
  • Người có thói quen ăn uống mặn, đồ nướng, chiên...
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thu dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm, bệnh nhiễm vi khuẩn HP.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn.
  • Bệnh nhân hoặc tiền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình(FAP); mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu như thấy những dấu hiệu trên trên và nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thì bạn đọc không nên chủ quan mà nên gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết