Ung thư dạ dày là một trong các loại ung thư phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của dạ dày.
Theo thống kê, ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới.
Ung thư dạ dày thường phát triển chậm và không thể nhận biết sớm do thiếu triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm:
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu và đau ở phần bụng trên. Các triệu chứng khác có thể không xảy ra cho đến khi ung thư tiến triển. Giai đoạn sau của ung thư dạ dày các triệu chứng như cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, sụt cân bất thường, nôn ra máu và đi tiêu phân đen sẽ xảy ra rõ ràng hơn.
Ung thư dạ dày lan sang các bộ phận khác của cơ thể được gọi là ung thư dạ dày di căn. Nó gây ra các triệu chứng cụ thể ở nơi nó lây lan. Ví dụ, khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết, nó có thể gây ra các khối u mà bạn có thể tự cảm nhận thấy qua da. Ung thư lan đến gan có thể gây vàng da và vàng mắt. Nếu ung thư lây lan trong bụng, nó có thể khiến chất lỏng tràn vào bụng.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được xác định, bao gồm:
Vi khuẩn HP: Theo các nhà khoa học, vi khuẩn HP được cho ra yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày.
Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Nhiều vấn đề khác về hệ tiêu hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như:
Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ nướng… gây viêm loét dạ dày, lâu ngày sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày. Ngoài ra chế độ ăn mặn cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Sử dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tiêu các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Chất cồn khi tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc dạ dày cũng làm biến đổi tế bào và dẫn tới ung thư.
Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì những thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày: Các căn bệnh như viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng… có khả năng biến chứng sang dạ dày, gây bệnh ung thư dạ dày.
Môi trường sống ô nhiễm: Khi làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí, khói bụi, các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại… cũng gây ung thư dạ dày.
Để chẩn đoán ung thư dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc một số cách sau đây:
Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4 và CEA:
Có nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày nhưng chỉ số CA 72-4 và CEA không tăng hoặc chỉ số tăng nhưng chưa chắc đã phải ung thư dạ dày. Vì thế, xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý, giúp bác sĩ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác.
Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong.
Chụp cắt lớp vi tính (CT):
Sinh thiết: Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị và điều trị miễn dịch.
Trên thực tế việc điều trị được lựa chọn phụ thuộc vào: tình trạng bệnh, vị trí của khối u dạ dày, tuổi và toàn trạng của bệnh nhân và khả năng thích ứng với điều trị và các tác dụng phụ khi điều trị của bệnh nhân.
Phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u. Nếu khối u nhỏ, phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn. Nếu khối u không có khả năng cắt bỏ, bác sĩ sẽ phẫu thuật để ngăn chặn và giảm nhẹ triệu chứng.
Ung thư là một bệnh có nguy cơ di căn xa cao, rất dễ tái phát và có nhiều biến chứng sau điều trị, vì vậy việc theo dõi tiến triển của bệnh và kết quả điều trị, thông qua khám định kỳ cho bệnh nhân là một việc làm bắt buộc.
Việc trao đổi với bác sĩ điều trị trực tiếp là cần thiết để có cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên cho gia đình và bệnh nhân sống chung với bệnh ung thư dạ dày:
Như vậy, trên đây là một số thông tin tổng quát liên quan đến ung thư dạ dày. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi những bài viết chi tiết hơn của BookingCare về điều trị ung thư dạ dày, biến chứng ung thư dạ dày,...