Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.
Châm cứu chữa thoái hoá đốt sống lưng cùng các phương pháp trị liệu khác của y học cổ truyền cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển bệnh và giúp người bệnh duy trì hoạt động sinh hoạt bình thường.
Thoái hóa đốt sống lưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đáng kể đến quá trình phát sinh bệnh như lao động, tư thế, chế độ ăn uống, tập luyện,… trong đó tuổi tác là yếu tố liên quan chặt chẽ nhất.
Thoái hóa đốt sống lưng có thể không có biểu hiện triệu chứng gì hoặc có thể gây đau nhức ở vùng thắt lưng hoặc cảm giác đau ở giữa cột sống, đau một bên hoặc 2 bên, đau lan xuống vùng mông và vùng sau đùi, có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế, tăng khi vận động nhiều, gặp lạnh, thay đổi thời tiết,…
Y học cổ truyền có câu: “Thông thì bất thống, thống thì bất thông”. Nghĩa là vận hành khí huyết thông lợi thì không gây đau, ngược lại khí huyết tắc nghẽn sẽ dẫn tới đau và rối loạn các chức năng khác.
Châm cứu có nhiều tác dụng tốt trong việc giúp khí huyết được lưu thông trong cơ thể, âm dương được cân bằng. Từ đó giúp giải quyết triệu chứng đau của thoái hoá cột sống hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cho thấy, khi châm cứu tác động vào các huyệt giúp ức chế đường dẫn truyền đau đến kích thích lên hệ thần kinh trung ương và giúp kích thích sản sinh opioid, cortisol, endorphin - hormone giảm đau và chống viêm một cách tự nhiên.
Ngoài ra, châm cứu giúp cải thiện tuần hoàn và giúp tăng lưu lượng máu tại vùng lưng, làm các mô cơ tổn thương vùng lưng được nuôi dưỡng tốt hơn, tăng khả năng chữa lành và hồi phục. Châm cứu làm giảm triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.
Thoái hoá cột sống thắt lưng được mô tả thuộc phạm vi chứng “Yêu thống” của đông y.
Theo y học cổ truyền, tạng Can chủ cân (gân cơ), tạng Thận chủ cốt tủy (xương cốt), do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm Thận tinh bị suy tổn, Can huyết hư không nuôi dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.
Những người sống và làm việc trong môi trường nhiều thấp (ẩm), hàn (lạnh) lâu năm cũng sẽ dễ bị thoái hóa xương do phong dẫn thấp, hàn xâm nhập vào cơ thể, lưu trú ở kinh lạc gây bế tắc kinh lạc và ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí huyết làm cho các đốt sống bị thất dưỡng mà dẫn đến thoái hóa xương, đau xương, “bất thông tắc thống”.
Để điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng phải phục hồi bồi bổ tạng Can Thận, giúp thông kinh hoạt lạc.
Ngoài ra, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể như phong hàn, phong thấp có pháp điều trị khác nhau (do phong hàn thì phải khu phong tán hàn, do phong thấp thì khu phong trừ thấp).
Với những bệnh nhân thể trạng hư nhược cần bổ khí huyết.
Phác đồ châm cứu đau cột sống thắt lưng bao gồm các huyệt:
Liệu trình: Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày. Mỗi liệu trình từ 15 – 20 ngày. Tổng số liệu trình có thể thay đổi tùy theo tình trạng của từng người bệnh.
Bên cạnh châm cứu, có thể kết hợp cấy chỉ, thuỷ châm (tiêm thuốc vào huyệt), điện châm, ôn điện châm (kết hợp giữa châm cứu với dòng điện) để làm tăng tác dụng điều trị, giảm đau, tăng tuần hoàn tại chỗ.
Để tránh bệnh tiến triển nặng và tái phát đau, người bệnh cần xây dựng lối sống và sinh hoạt khoa học:
Trên đây là một số thông tin về châm cứu chữa thoái hoá đốt sống lưng. Điều trị châm cứu cần kết hợp với các phương pháp khác của y học cổ truyền: xoa bóp bấm huyệt, giác hơi, dùng thuốc,… Đồng thời, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, áp dụng đều đặn và liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.