Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị quan trọng để điều trị rối loạn tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, cường giáp,... Vậy “phẫu thuật tuyến giáp là gì?”, “khi nào cần phẫu thuật tuyến giáp?” và “phẫu thuật tuyến giáp có gây nguy hiểm không?”. BookingCare chia sẻ một số thông tin liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc một phần của tuyến giáp.
Phẫu thuật tuyến giáp cũng như nhiều phương pháp phẫu thuật khác đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với thời gian.
Kể từ nhiều năm trước khi phẫu thuật còn là một phương pháp điều trị nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao thì các bác sĩ phẫu thuật thực hiện cắt u hoặc cắt giảm một phần tuyến giáp cho bệnh bướu cổ đơn thuần.
Nhưng những thập kỷ gần đây, khi mà hiểu biết về tuyến giáp trở nên rõ ràng, các phương pháp và kỹ thuật mổ đạt được hiệu quả và hệ số an toàn rất cao thì phẫu thuật tuyến giáp về cơ bản được chia thành:
Về phương pháp thì bao gồm:
Việc phân chia cũng là có tính chất tương đối. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể và nhu cầu của bệnh nhân, việc bác sĩ phẫu thuật thảo luận cùng với bệnh nhân và gia đình để đưa ra một phương án điều trị phù hợp mới là quan trọng.
Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp và là một lựa chọn điều trị cho một số tình trạng rối loạn bệnh lý khác.
Các bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị phẫu thuật cắt tuyến giáp vì một số lý do sau đây:
Tùy thuộc vào nguyên nhân cần phẫu thuật tuyến giáp, trong những tuần trước khi phẫu thuật có thể làm:
Trước vài giờ phẫu thuật cần phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài trừ nước lọc). Về chi tiết các bác sĩ sẽ cung cấp những hướng dẫn cụ thể để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật.
Trước khi chính thức đi vào phẫu thuật bệnh nhân và gia đình cần được bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị, và nếu lựa chọn phẫu thuật là giải pháp thì các nguy cơ rủi ro của phẫu thuật cũng phải được trao đổi.
Quá trình phẫu thuật tuyến giáp qua thời gian cũng đã có nhiều thay đổi tiến bộ. Thời xa xưa các bác sĩ thực hiện phẫu thuật khi gây tê cho bệnh nhân. Nhưng ngày nay gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản là phương pháp chính được thực hiện.
Bệnh nhân nằm trên bàn mổ được hít một loại khí (khí này giúp bệnh nhân ngủ) thông qua một cái mặt nạ. Sau khi bệnh nhân đã ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống qua miệng hoặc mũi bệnh nhân và đưa nó vào đường thở, qua vùng thanh quản, tới khí quản (ống này gọi là ống nội khí quản).
Phần còn lại là quá trình phẫu thuật được thực hiện trong khi bệnh nhân ngủ và không nhận biết được những gì đang diễn ra. Khi quá trình kết thúc, bệnh nhân được rút ống nội khí quản và trải qua thời gian hồi sức.
Thời gian phục hồi có thể chia làm hai giai đoạn:
Các biến chứng chung do gây mê nội khí quản và các bệnh lý phối hợp, hay tình trạng ngoại khoa chung:
Các biến chứng có tính chất đặc thù của phẫu thuật tuyến giáp:
Nhìn chung thì phẫu thuật tuyến giáp ngày nay đã đạt đến trình độ rất chuyên sâu và hệ số an toàn là rất cao. Các tỉ lệ rủi ro như chảy máu, hạ can xi vĩnh viễn (tức không thể hồi phục), khàn tiếng do tổn thương thần kinh thanh quản đều ở mức 1 - 2% đối với các phẫu thuật viên chuyên sâu, thậm chí còn có thể thấp hơn nữa với một số phẫu thuật viên.