Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không - Ảnh: BookingCare

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 04/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Hệ thần kinh thực vật chịu trách nhiệm duy trì thân nhiệt, điều chỉnh nhịp thở, giữ huyết áp ổn định và kiểm soát nhịp tim, kích thích tình dục, bài tiết.... Rối loạn thần kinh thực vật chính là các vấn đề gây ảnh hưởng đến những hoạt động kể trên.

Bạn có thắc mắc liệu rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi đó và cung cấp thông tin chi tiết về ảnh hưởng của rối loạn thần kinh thực vật đối với cơ thể.

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra một loạt các triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ, tê bì tay chân,... 

Nhìn chung, rối loạn thần kinh thực vật không phải bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khiến hạn chế các hoạt động và chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Do vậy khi phát hiện những biểu hiện, triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng không đáng có.

Tác hại của rối loạn thần kinh thực vật

Để cụ thể hơn về các tác hại và ảnh hưởng của rối loạn thần kinh thực vật đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, dưới đây là một số ảnh hưởng của rối loạn thần kinh thực vật tới cơ thể, nên nhớ các triệu chứng này xảy ra theo cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 10-30 phút:

  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch:
    • Hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không ổn định.
    • Huyết áp tăng giảm không đều.
    • Đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành.
    • Khó thích ứng với hoạt động thể lực.
  • Gây rối loạn tiêu hóa:
    • Rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột.
    • Cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon.
    • Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
    • Khó nuốt và ợ hơi.
    • Từng được bác sĩ chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích.
  • Tác động lên hệ thần kinh:
    • Rối loạn vận mạch, gây đau đầu.
    • Rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, tập trung.
    • Giảm chất lượng giấc ngủ, lo âu, buồn bực vô cớ.
  • Gây rối loạn tiết niệu:
    • Tiểu khó, tiểu không tự chủ.
    • Kích thích tiểu tiện khi căng thẳng.
    • Tiểu không hết nước tiểu, có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Ảnh hưởng đến hệ bài tiết:
    • Rối loạn tiết mồ hôi, giảm hoặc tăng tiết quá mức.
    • Ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.
  • Gây rối loạn hô hấp:
    • Co thắt cơ trơn phế quản, khó thở.
    • Tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng.
    • Tác động lên hệ cơ xương khớp: Đau nhức xương khớp khi trở trời.
  • Gây rối loạn sinh dục:
    • Rối loạn tình dục ở nam giới và phụ nữ.
    • Vấn đề về cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới.
    • Khô âm đạo và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật có thể là khởi đầu của nhiều bệnh khác nhau như bệnh Raynaud, chứng xanh tím đầu chi, chứng đỏ đau đầu chi và bệnh cứng bì.
  • Rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn tới chứng ngất xỉu do thần kinh-tuần hoàn. Nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm quá mức, gây giảm cung cấp oxy và máu cho não gây nên tình trạng ngất.

Tuy rằng rối loạn thần kinh thực vật có thể ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều nguy hiểm. Đối với mỗi trường hợp cụ thể, người bệnh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết