Rối loạn tiền đình: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn tiền đình có thể bị nhầm lẫn với thiếu máu não. Bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Thần kinh để sớm có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiền đình gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu đi khám rối loạn tiền đình với các bác sĩ Thần kinh do đây là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng tới tính mạng.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai có vai trò giữ thăng bằng, duy trì tư thế, phối hợp các bộ phận cử động như thân mình, mắt, tay, chân,...
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hoặc khu vực tai trong và não bị tổn thương.
Hội chứng rối loạn tiền đình phổ biến trong cộng đồng nhất là những người cao tuổi trên 65 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh tiền đình đang có xu hướng trẻ hóa, người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh tiền đình.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt.
Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguyên nhân do:
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Virus zona thần kinh, thủy đậu, quai bị gây liệt dây thần kinh tiền đình
- Rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, suy giáp,...
- Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong
- Viêm tai giữa
- Chấn thương, dị dạng tai trong
- U dây thần kinh số VIII
- Tác dụng phụ của thuốc, rượu, ma túy
- Say tàu xe
- Chứng song thị (nhìn đôi)
Rối loạn tiền đình trung ương
Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương:
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Hội chứng Wallenberg
- Tụt huyết áp tư thế
- U, nhồi máu tiểu não
- Nhức đầu Migraine
- Bệnh Parkinson
- Giang mai thần kinh
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa cột sống
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng sau đây:
- Chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình. Bệnh nhân thấy quay cuồng, đứng lên ngồi xuống khó khăn
- Buồn nôn, nôn nhiều gây mất nước, điện giải
- Ngất, mất ý thức
- Mất thăng bằng, khó khăn khi đi lại
- Sợ ánh sáng, nhạy cảm với tiếng động
- Mệt mỏi, mất tập trung, mắt mờ, chân tay tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể
- Có thể gây mất thính lực
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, có thể gây nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lười vận động
- Tâm lý bực tức, nóng giận
- Mất tập trung, giảm hiệu quả công việc
- Nguy cơ biến chứng mất thính lực cao
Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn tiền đình
- Điện não đồ
- Chụp X quang
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scanner
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Siêu âm dopler động mạch cổ
Điều trị rối loạn tiền đình
- Nội khoa
- Y học cổ truyền
- Cải thiện tuần hoàn não
- Giảm hoa mắt chóng mặt
Phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình
- Tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày.
- Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
- Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.
- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày.
- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.
- Cần giảm căng thẳng, lo âu.
Rối loạn tiền đình khám ở đâu tốt
Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não... Nếu khi thấy có biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,... có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
Người bị rối loạn tiền đình cần đến khám ở chuyên khoa Nội thần kinh, Nội tổng hợp hoặc Tai mũi họng. Và có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,... để được bác sĩ chấn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Tại Hà Nội, người bệnh khi có dấu hiệu của rối loạn tiền đình hay nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các địa chỉ như:
Chuyên khoa Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
- Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Bác sĩ trực tiếp khám và điều trị rối loạn tiền đình là Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thọ Lộ, là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị chóng mặt, hội chứng tiền đình.
Thiết bị chẩn đoán đồng bộ, hiện đại hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền đình như: Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy, máy đo điện não đồ, chụp X.quang và hệ thống thiết bị xét nghiệm đồng bộ.
Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
Khoa Thần kinh có đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh thần kinh nói chung trong đó có hội chứng tiền đình. Các chuyên gia đầu ngành đã và đang công tác tại khoa như: Phó giáo sư Nguyễn Văn Liệu, Giáo sư Lê Văn Thính, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Văn Tuận, Phó Giáo sư Nguyễn Phương Mỹ...
Khoa có trang bị các thiết bị thăm dò chức năng thần kinh như máy điện não, điện não vi tính, siêu âm Doppler xuyên sọ, điện cơ và sử dụng chung các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Bạch Mai như: Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan),chụp cộng hưởng từ (MRI) phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh nhân thần kinh nói chung, trong đó có hội chứng tiền đình.
Khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Khoa Tâm - Thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương là địa chỉ uy tín và tin cậy của bệnh nhân cao tuổi trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tâm thần, thần kinh lão khoa.
Rối loạn tiền đình thường gặp trong cộng đồng, trong đó những người trên 65 tuổi hay gặp nhất. Như vậy, khoa là địa chỉ khám phù hợp với các bệnh nhân cao tuổi, ngoài gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình, còn có thể gặp các vấn đề khác của người cao tuổi.
Khoa thực hiện các thăm dò chuyên sâu về thần kinh như điện cơ, điện não đồ, điện não video, đa kí giấc ngủ và trắc nghiệm thần kinh tâm lí là những xét nghiệm quan trọng trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý thần kinh.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Người bệnh nếu gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình, như là: chóng mặt, nôn ói, mất thăng bằng, đã đi khám và có chẩn đoán bị rối loạn tiền đình thì nên khám và điều trị với Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng. Sau đây là một vài địa chỉ uy tín tại Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo.
Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương
- Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường do viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau...
Vì vậy, ngoài đi khám với chuyên khoa Thần kinh, người bệnh có thể đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng ở Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương. Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu về thăm khám các bệnh lý về Tai nói chung trong đó có rối loạn tiền đình.
Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi. Trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đồng bộ hỗ trợ thăm khám cho bệnh nhân gặp rối loạn tiền đình.
Bệnh viện Đa khoa An Việt
- Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Bệnh viện An Việt có thế mạnh chuyên môn về Tai Mũi họng. Đây là địa chỉ công tác của các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp…
Bệnh viện trang bị các thiết bị trong thăm khám như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy chụp cắt lớp vi tính, máy đo thính lực...hỗ trợ cho thăm khám các bệnh lý tai mũi họng nói chung trong đó có rối loạn tiền đình.
Xem thêm bài viết:
- 7 địa chỉ khám chữa Rối loạn tiền đình uy tín ở Hà Nội
- 7 Bệnh viện, Phòng khám Rối loạn tiền đình tốt tại TP.HCM
Xem thêm Video:
- Rối loạn tiền đình
- Thực hiện: Kênh VTV2
- Thời lượng: 08:08
Trên đây là tổng hợp về bệnh rối loạn tiền đình: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
2. http://chaobs.com/noithankinh/roiloantiendinh.aspx
3. https://medlatec.vn/tin-tuc/roi-loan-tien-dinh-co-nguy-hiem-khong-nhan-biet-bang-cach-nao-s195-n18507
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Thông báo
Nội dung thông báo…