Sỏi thận: Ăn gì? Kiêng gì? để nhanh khỏi, tránh tái phát
sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì
Uống đủ từ 2 - 3 lít nước/ ngày là quan trọng và cần thiết với bệnh nhân sỏi thận - Ảnh: BookingCare

Sỏi thận: Ăn gì? Kiêng gì? để nhanh khỏi, tránh tái phát

Tác giả: - Xuất bản: 15/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 16/01/2024
Người bị sỏi thận đừng bỏ qua bài viết dưới đây để biết, bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bị sỏi thận cần quan tâm đến chế độ ăn uống để giảm nguy cơ tái phát sỏi và hỗ trợ quá trình điều trị. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm khả năng hình thành sỏi và duy trì sức khỏe thận. Dưới đây là một số gợi ý về cho người bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ ăn cho người bị sỏi thận

Các chuyên gia cho biết, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống tập luyện thể thao có thể giúp ngừa nguy cơ tái phát sỏi thận cũng như nguy cơ hình thành sỏi thận.

Bị sỏi thận nên ăn gì?

Khi bạn bị sỏi thận, có một số thực phẩm có thể hỗ trợ sức khỏe thận của bạn. Dưới đây là một số thực phẩm cho lợi cho người bị sỏi thận.

Nên uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít/ngày)

Uống đủ nước là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa sỏi thận. Nêu uống khoảng 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày).

Màu nước tiểu có thể là một chỉ số để biết bạn đã uống đủ nước hay chưa. Nước tiểu màu nhạt hoặc không có màu là tín hiệu của việc bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc có màu nồng độ, có thể là dấu hiệu của thiếu nước.

Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

Nên ăn nhiều rau tươi

Rau xanh và các loại rau quả giàu chất xơ có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa sỏi. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ tạo ra chất thải và chất cặn trong thận.

Bạn có thể bổ sung các loại rau xanh như rau cải, rau dền, rau lang, cà chua, su hào, súp lơ…. vào chế độ ăn hàng ngày

Nên uống nhiều nước chanh, cam tươi, bưởi tươi

Những loại trái cây này chứa nhiều citrat, một hợp chất tự nhiên có khả năng giảm nguy cơ tạo sỏi. Citrat có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của sỏi trong thận. Bạn có thể bổ sung nước cam, nước chanh tươi hoặc nước bưởi tươi hàng ngày để ngăn ngừa sỏi thận

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (sữa, phomai)

Nhiều người bị sỏi thận thường có xu hướng kiêng các thực phẩm giàu canxi vì sợ sỏi tái phát. 

Tuy nhiên, nếu kiêng hoàn toàn canxi sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, gây nguy cơ loãng xương, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, gia tăng khả năng tạo sỏi thận.

Vì vậy, người bị sỏi thận vẫn bổ sung lượng canxi cần thiết thông qua các thực phẩm như phô mai, các loại hạt, sữa chua, trứng, các loại hải sản có vỏ…

Bị sỏi thận kiêng ăn gì?

Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe thận, người bị sỏi thận cũng nên hạn chế một số thực phẩm có thể tăng nguy cơ gây bệnh hoặc tái phát sỏi.

Hạn chế ăn muối

Nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể thúc đẩy canxi tích tụ trong nước tiểu. Do đó, hãy hạn chế muối chế độ ăn uống của bạn và gia đình. Tránh thêm nhiều muối vào thức ăn, có thể thay thế bằng các gia vị khác như hành, tỏi, ớt,... để gia tăng hương vị.

Thực phẩm chế biến như như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,... thường chứa lượng muối cao, bạn đọc cũng nên hạn chế.

Hạn chế thịt động vật, nên thay thịt bằng cá

Thịt động vật, đặc biệt là thịt đỏ và nội tạng, thường chứa nhiều purine. Purine là một chất tồn tại trong thức ăn có góp phần vào sự hình thành sỏi urate. Giảm tiêu thụ thịt động vật là một cách để giảm lượng purine trong cơ thể.

Thay thế thịt đỏ bằng cá là một sự lựa chọn tốt, vì cá có nồng độ purine thấp hơn nhiều. Tôm và cua cũng có thể ăn tuy nhiên ở mức vừa phải.

Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalat

Thực phẩm chứa nhiều oxalat có thể góp phần vào sự hình thành sỏi thận. Oxalat là một chất tự nhiên có mặt trong nhiều thực phẩm như trà đặc, cà phê, socola, bột cám, ngũ cốc, rau muống,...

Tùy từng dạng sỏi thận cụ thể, lại có một số nhóm thực phẩm cần hạn chế. Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo trong bảng dưới đây.

Các dạng sỏi thận Thực phẩm cần hạn chế
Sỏi thận dạng phosphat
  • Ca cao, bơ.
  • Gan, đậu nành.
  • Cá mòi.
  • Cá mòi hộp.
Sỏi thận dạng urate 
  • Cật heo, óc.
  • Cá chày, cá đối.
  • Thịt bê, gan.
Sỏi thận dạng oxalate 
  • Củ cải đỏ, dưa chuột
  • Hành tây, dâu tây.
  • Trà, hạt tiêu.
Sỏi thận dạng calcium
  • Đậu nành, ca cao, sữa, trứng, hạt dẻ.
  • Tôm hùm, sò hến, cua, chocola, quả vải.
  • Rau diếp, phomat, đậu hòa lan, hạnh nhân.
  • Đậu haricot, quả olive.

Hãy nhớ rằng chế độ ăn uống chỉ là một phần trong việc quản lý sỏi thận và không thể thay thế việc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Đồng thời, luôn giữ một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tuân thủ các chỉ dẫn y tế để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết