Sỏi thận là một bệnh rất thường gặp và hay tái phát, nếu không được thăm khám và điều trị sỏi thận có thể gây tắc đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn và suy thận. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân bệnh sỏi thận để có những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và phù hợp.
Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân bệnh sỏi thận
Sỏi thận hình thành như thế nào?
Sỏi được hình thành từ các loại tinh thể như sỏi acid uric, sỏi calci oxalate, sỏi struvite, sỏi cystine. Những tinh thể này tạo ra do thừa chất như acid uric, oxalate… hoặc do bệnh rối loạn chuyển hóa các chất calci, cystine…hoặc do nhiễm khuẩn tiết niệu dưới kéo dài.
Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.
Sỏi thận có thể không có triệu chứng và tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, sỏi to có nguy cơ gây tắc nghẽn và gây ra những cơn đau quặn thận.
Nguyên nhắc mắc bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận như:
Uống không đủ nước hoặc nhịn tiểu thường xuyên
Uống ít nước dẫn đến không đủ nước thì bài tiết nước tiểu ít, lượng nước tiểu chảy ra ít sẽ gây tái hấp thu, làm cho các chất đáng lẽ cần thải ra ngoài thì lại lắng đọng, tạo thành sỏi thận.
Còn khi nhịn tiểu quá lâu sẽ tạo điều kiện để những khoáng chất cô đặc và kết tinh lại thành sỏi.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dẫn đến dư thừa các chất nạp vào cơ thể gây nguy hại cho thận. Do vậy để bảo vệ thận luôn khỏe mạnh hãy hạn chế và tránh ăn các thực phẩm sau đây:
- Thức ăn có dầu mỡ, giàu protit và chất béo làm tăng hàm lượng choresterol, hình thành sỏi thận.
- Thức ăn quá mặn (chứa hàm lượng kali và sodium cao): như các loại thực phẩm muối mặn, cá muối… sẽ gây áp lực và tổn thương nghiêm trọng cho thận, lượng oxalate trong nước tiểu sẽ tăng cao nếu ăn nhiều muối khiến nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao hơn.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Bổ sung vi chất quá nhiều như vitamin C, calci… hoặc lạm dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân dẫn tới sỏi thận.
Mắc một số các bệnh lý
Một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe có thể góp phần vào sự hình thành sỏi thận.
Các bệnh về đường ruột gây tiêu chảy mạn tính. Người mắc bệnh thận dạng toan hóa ống thận gây lắng đọng canxi trong thận. Người có những bất thường trong cấu trúc đường tiểu cũng dễ hình thành sỏi thận.
Nằm một chỗ trong thời gian dài
Nằm một chỗ trong thời gian dài có thể gây ra sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Điều này thường xảy ra ở những người phải nằm giường trong thời gian dài do bệnh tật hoặc phục hồi sau phẫu thuật.
Yếu tố gia đình, di truyền
Dù chưa có những nghiên cứu chính thức chỉ ra nguyên nhân này nhưng yếu tố gia đình cũng có thể đóng vai trò trong sự hình thành sỏi thận.
Giả thuyết đặt ra là những người sống trong một gia đình có lối sống và thói quen ăn uống giống nhau, dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận của họ gần như nhau.
Như vậy trên đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới sỏi thận. Việc hiểu về các nguyên nhân này có thể giúp ngăn ngừa và quản lý tình trạng sỏi thận một cách hiệu quả.