Suy nhược thần kinh là gì? Khám và điều trị ở đâu tốt Hà Nội?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 08/01/2018 - Cập nhật lần cuối: 02/11/2023

Suy nhược thần kinh là tên gọi dân dã, bệnh có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm. Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến với biểu hiện: đau đầu, hồi hộp, buồn, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi...

Dấu hiệu sớm của suy nhược thần kinh thường là nhanh mệt mỏi
Dấu hiệu sớm của suy nhược thần kinh thường là nhanh mệt mỏi. Ảnh minh họa - Net doctor

Suy nhược thần kinh là tên gọi dân dã, trong y học còn gọi là tâm căn suy nhược và phạm vi của chứng suy nhược thần kinh rất rộng và có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm

Suy nhược thần kinh có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại và ngày càng trẻ hóa và hay gặp ở người sống ở đô thị lớn và tầng lớp thanh niên, trung niên làm việc trí óc căng thẳng.

Nghe có vẻ mâu thuẫn, vậy suy nhược thần kinh là gì? Điều trị như thế nào? Khám ở đâu tốt? là những câu hỏi sẽ được giải đáp bài viết này.

Suy nhược thần kinh là gì?

Trước tiên, người bệnh cần hiểu rằng dù tên là “suy nhược thần kinh” nhưng bệnh lại thuộc chuyên khoa Tâm thần chứ không phải chuyên khoa Thần kinh như nhiều người vẫn nhầm lẫn. 

Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến với biểu hiện: đau đầu, hồi hộp, buồn phiền, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi...

Đây là một rối loạn tâm thần nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Những triệu chứng của suy nhược thần kinh không đủ để gọi đây là một "bệnh tâm thần", nên gọi là một "trở ngại tinh thần" hoặc cụ thể hơn là "chứng suy nhược thần kinh".

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh 

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động đến người bệnh. Có thể nói, đó là hệ quả của sự quá mệt mỏi về cơ thể hoặc quá căng thẳng về tâm thần. Suy nhược thần kinh là bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại.

Căn nguyên tâm lý rất đa dạng, có thể do stress, những căng thẳng như tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài, tham vọng không thành…

Nhiều vấn đề tích tụ lại sẽ khiến người đó luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Nếu không tìm ra được phương hướng giải quyết sẽ khiến người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế khiến bệnh phát sinh.

Biểu hiện của suy nhược thần kinh

Các dấu hiệu sớm của suy nhược thần kinh thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc. Đến giai đoạn điển hình có các triệu chứng sau:

Thể lực: Mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực, nghỉ ngơi bồi dưỡng không thể phục hồi được thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.

Tâm lý: Kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.

Đau đầu: đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Đau đầu là một trong những biểu hiện điển hình của suy nhược cơ thể - Ảnh minh họa -  Keene Sentinel 

Mất ngủ: Có một số người ngủ ít, nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận.

Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không phải là ít, nhưng ban ngày họ thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại.

Giảm trí nhớ: giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.

Rối loạn thần kinh thực vật: hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Nghi ngờ mình có bệnh: Biểu hiện rất thường gặp của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh.

Điều này có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. Có thể do những cảm giác khó chịu nào đó trong cơ thể, hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo y học mà lo sợ mình mắc bệnh, như khi đau đầu cho là bị khối u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ... đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh. 

Một số rối loạn tâm thần gây nhiều biểu hiện đa dạng, dễ lầm tưởng thành bệnh chuyên khoa khác - Ảnh minh họa - Vnexpress 

Suy nhược thần kinh khám và điều trị ở đâu tốt Hà Nội?

Nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực tinh thần, cho nên phải bắt tay vào giải quyết vấn đề tinh thần trước, có nghĩa là muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý, trên khía cạnh tinh thần.

Bác sĩ khoa tâm thần hiểu rõ bản chất bệnh; vì thế người bị suy nhược thần kinh cho dù có triệu chứng thân thể loại nào, nên đến khoa tâm thần để chẩn đoán và điều trị là hợp lý nhất.

1. Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải phóng - Đống Đa - Hà Nội

Viện Sức khỏe Tâm thần là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Là một Viện đầu ngành về Tâm thần học tại khu vực phía Bắc. Để thuận lợi cho việc thăm khám và điều trị, Viện chia thành các phòng chuyên môn sau:

Phòng Tư vấn và Điều trị Ngoại trú: Thực hiện các kỹ thuật Điện não đồ, Lưu huyết não đồ và Trắc nghiệm tâm lý nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị. Tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý cho các bệnh nhân rối loạn liên quan đến stress.

Phòng Điều trị các rối loạn liên quan stress: Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress, dạng cơ thể và các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể

Phòng Điều trị Tâm thần Nhi và Người già: Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng, Chậm phát triển tâm thần, Các rối loạn về phát triển tâm lý, Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Phòng Điều trị Tâm thần phân liệt: Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn tâm thần thuộc bệnh Tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng.

Phòng Điều trị các rối loạn cảm xúc: Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc và các rối loạn tâm thần liên quan đến thời kỳ thai sản.

Phòng Điều trị Nghiện chất: Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần.

Viện Sức khỏe Tâm thần có đầy đủ các phòng chức năng chuyên môn khám hầu hết các loại rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh. Vì vậy, phù hợp cho tất cả các đối tượng có suy nhược thần kinh đến thăm khám.

2. Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương 

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai - Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Lão khoa là bệnh viện lớn, tuyến trung ương, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao. Gần đây, Bệnh viện được cải tạo, khang trang, rộng rãi, có khu vực chờ đầy đủ ghế ngồi, không đông đúc.

Một lý do nữa mà Bệnh viện Lão khoa được đánh giá là bệnh viện tốt, bởi vì Bệnh viện có đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại như CT-Scan, X-quang, Siêu âm, Nội soi, Cộng hưởng từ MRI, các máy móc dùng trong vật lý trị liệu... Một số bác sĩ Khoa Sức khỏe Tâm thần tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

Bác sĩ Chuyên Khoa II Đỗ Thị Linh

  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương (2015 - nay)
  • Bác sĩ khoa Tâm thần - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (2002 - 2015)

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phi

  • Giảng viên bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội (2014 - nay)
  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bác sĩ Viện sức khỏe Tâm thần - bệnh viện Bạch Mai (2014 - 2017)
  • Bằng khen hiệu trưởng trường Đại Học Y Hà Nội dành cho Bác sĩ Nội trú tốt nghiệp Thủ Khoa toàn khóa

Khoa Sức khỏe tâm thần của bệnh viện điều trị hầu hết các rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nặng nên lựa chọn khám tại các địa chỉ chuyên sâu hơn.

3. Phòng khám Hello Doctor 

  • Địa chỉ: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Quận Đống Đa
Phòng khám Hello Doctor
Phòng khám Hello Doctor cơ sở Hoàng Cầu

Hello Doctor là phòng khám còn khá lạ với nhiều người nhưng nhờ lợi thế về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh giỏi công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E,... phòng khám vẫn đang thu hút được lượng bệnh nhân thăm khám nhất định.

Phòng khám công khai thông tin bác sĩ, kinh nghiệm để người bệnh tiện tham khảo, lựa chọn bác sĩ phù hợp: 

  • ThS.BS Nguyễn Viết Chung 
    • Bác sĩ khám và điều trị tại Khoa Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện E
    • Giảng viên Bộ môn Tâm thần và Tâm lý lâm sàng, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội
    • Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Tâm thần, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (2016 - 2019)
  • ThS.BS Phạm Văn Dương
    • Hiện Bác sĩ khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khoẻ tâm thần tại Bệnh viện Xanh Pôn
    • Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai 

Các bác sĩ vẫn đang công tác tại bệnh viện nên chỉ có ít lịch khám vào buổi chiều, tối. Chính xác lịch khám vào buổi nào người bệnh có thể theo dõi và đặt lịch trước trên BookingCare. 

BookingCare hiện đang hợp tác với Hello Doctor hỗ trợ người bệnh đặt lịch đi khám nhanh chóng hơn. BookingCare là câu nối, tiếp nhận thông tin của bệnh viện để hỗ trợ người bệnh trước, trong và sau khám, để quá trình đi khám thuận tiện nhất.

Giá khám với các bác sĩ tại Hello Doctor là 300.000đ. Người bệnh hoàn toàn không mất thêm chi phí khi đặt lịch trước. 

4. Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa

  • Địa chỉ: số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa là phòng khám chuyên sâu về vấn đề rối loạn tâm lý, tâm thần. Phòng khám được quản lý và có sự thăm khám trực tiếp bởi PGs.Ts. Trần Hữu Bình - Nguyên Viện Trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Bên cạnh đó, phòng khám còn có một số bác sĩ khác - đều đang công tác tại Viện Sức khỏe tâm thần, là người có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị suy nhược thần kinh.

Một số bác sĩ khác của phòng khám như:

Hiện tại, bệnh nhân có thể đặt hẹn trước với các bác sĩ của phòng khám qua BookingCare để hạn chế thời gian chờ khi đi khám.

5. Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh - Ba Đình - Hà Nội

Khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Hồng Ngọc kết hợp tư vấn và điều trị các bệnh tâm lý, giải tỏa stress và rối loạn tâm thần cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Khoa thực hiện các kỹ thuật điều trị tiên tiến giúp hỗ trợ công tác chẩn đoán, tư vấn và đánh giá kết quả trị liệu. Tư vấn và điều trị các bệnh tâm lý, giải tỏa stress và rối loạn tâm thần, các bệnh đau đầu, trầm cảm, rối loạn tăng động - giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ…

Bên cạnh việc sử dụng các loại máy móc hiện đại xét nghiệm cận lâm sàng (chụp CT, điện não, lưu huyết não),các liệu pháp tâm lý hiệu quả để đánh giá và đưa ra những kết luận đầy đủ và chính xác nhất về tình trạng của bệnh nhân.

Bác sĩ giỏi tại khoa:

  • Ts.Bs. Đinh Đăng Hòe, Nguyên Trưởng khoa ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có thể liên hệ trước đến số tổng đài để đặt lịch hẹn khám.

6. Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội

Phòng khám số 1 (còn gọi là phòng khám chuyên gia) thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân đều là bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành từ các bệnh viện lớn Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y…

Chuyên khoa Tâm thần của phòng khám số 1 chuyên khám, tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ và stress, các rối loạn tâm thần khác… Đội ngũ bác sĩ hiện nay gồm có:

  • Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng phòng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú - Viện Sức khỏe Tâm thần
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Bình - Trưởng phòng Điều trị Nghiện chất - Viện Sức khỏe Tâm thần
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Việt - Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Công Thiện - Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi và Người già - Viện Sức khỏe Tâm thần
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan đến stress - Viện Sức khỏe Tâm thần.

Các bác sĩ thường khám vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi ngày sẽ có một bác sĩ khám. Nếu bạn muốn khám suy nhược thần kinh tại phòng khám số 1 thì nên liên hệ đến tổng đài để đặt lịch khám từ buổi chiều ngày hôm trước.

Khám với bác sĩ  thông qua BookingCare

Với người bệnh gặp các vấn đề về suy nhược thần kinh có thể chọn khám trực tiếp hoặc khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

Trên đây là các địa chỉ khám và điều trị suy nhược thần kinh tốt tại Hà Nội do BookingCare tổng hợp. Mong rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được địa chỉ phù hợp và đi khám hiệu quả.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/phat-hien-som-suy-nhuoc-than-kinh-n107356.html
2. http://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-mac-chung-suy-nhuoc-than-kinh-n115423.html
3. Những dấu hiệu nghi ngờ của suy nhược thần kinh - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/