Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mất ngủ
Giấc ngủ ngon là món quà vô giá cho sức khỏe - Ảnh: BookingCare

Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 08/04/1992 | Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Giấc ngủ tốt đảm bảo sức khỏe tốt cho cơ thể và trí tuệ. Giấc ngủ tốt đảm bảo hai yếu tố thời lượng và chất lượng. Người lớn cần giấc ngủ sâu trung bình 7-8 tiếng, trẻ em thì ngủ nhiều hơn.

Giấc ngủ tốt đảm bảo 2 yếu tố thời lượng và chất lượng. Người lớn cần giấc ngủ sâu trung bình 7 - 8 tiếng, trẻ em thì ngủ nhiều hơn, tuổi càng cao thì nhu cầu ngủ sẽ ít hơn.

Ngủ ngon giấc sau một đêm thì sáng sớm hôm sau sức khỏe hồi phục bình thường. Giấc ngủ tốt đảm bảo sức khỏe tốt cho cả thể chất và tinh thần.

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn ra, số lượng người gặp các triệu chứng mất ngủ có xu hướng tăng cao.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. 

Một tình trạng hay gặp nhất của mất ngủ là khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ ngắn (hoặc cả hai). Hơn 1/3 số người lớn đã từng trải qua mất ngủ tại một thời điểm nào đó. Trong khi đó từ 10 đến 15% người bị mất ngủ kéo dài. Mất ngủ ảnh hưởng tới phục hồi sức khỏe, tâm trạng, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ
Mất ngủ kéo dài có hại cho sức khỏe - Ảnh: Sức khỏe đời sống

Biểu hiện - Triệu chứng của mất ngủ

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Tỉnh giấc nửa đêm
  • Ngủ không đủ giấc
  • Thức dậy quá sớm
  • Mất ngủ thoáng qua
  • Mất ngủ một hai ngày
  • Mất ngủ một hai tuần
  • Mất ngủ lâu ngày một vài tháng
  • Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm.
  • Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo

Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên về Mất ngủ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể phân loại với từng nguyên nhân cụ thể như sau:

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể phân loại với từng nguyên nhân cụ thể như sau:

50% là nguyên nhân tâm lý, tinh thần:

30% do nếp sống, môi trường:

  • Thay đổi môi trường hoặc lịch trình làm việc
  • Thói quen ngủ không giờ giấc
  • Ăn quá nhiều muộn vào buổi tối
  • Phòng ngủ, giường ngủ, đèn ngủ không phù hợp
  • Áp lực công việc
  • Chơi game, xem nhiều phim ảnh, làm nhiều trên máy tính
  • Ô nhiễm môi trường, ăn uống

10% do chất kích thích hoặc sử dụng thuốc:

  • Sử dụng chất kích thích như Caffeine, nicotine và rượu
  • Thuốc chữa bệnh trầm cảm, cao huyết áp, dị ứng, các loại corticoid
  • Thuốc giảm đau, chống nghẹt mũi, giảm béo phì

10% bệnh của cơ thể:

  • Dị ứng, sụt sịt, ho hen
  • Sưng đau khớp
  • Bệnh parkinson, Alzheimer
  • Hội chứng chân không yên
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Gốc tự do tấn công hệ thần kinh
Mất ngủ do căng thẳng
Căng thẳng do Covid-19 là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ - Ảnh minh họa

Ai dễ bị mất ngủ

  • Phụ nữ thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh.
  • Người già trên 60, mất ngủ tăng theo tuổi.
  • Người có vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực.
  • Các sự kiện căng thẳng có thể gây ra mất ngủ tạm thời hoặc lâu dài.
  • Làm việc vào ban đêm hay thường xuyên thay đổi ca làm tăng nguy cơ mất ngủ.
  • Đi du lịch xa, ở nhiều múi giờ có thể gây ra chứng mất ngủ.

Hậu quả của mất ngủ

Nếu không ngủ đủ giấc nó có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Ban ngày mệt mỏi và buồn ngủ
  • Kém tập trung khi làm việc
  • Bực tức, cáu kỉnh
  • Da dẻ kém hồng hào
  • Mắt quầng thâm, kém linh hoạt
  • Đau nhức đầu, chóng mặt
  • Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ
  • Sức khỏe suy giảm
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể
Mất ngủ ở phụ nữ
Mất ngủ gia tăng ở phụ nữ tuổi trung niên - Ảnh minh họa

Làm gì để có giấc ngủ ngon

Theo các chuyên gia nghiên cứu chuyên về giấc ngủ, loài người là động vật duy nhất tự làm cho mình bị mất ngủ, thiếu ngủ. Tuy vậy, làm thế nào để có giấc ngủ ngon lại là mơ ước của rất nhiều người:

  • Giữ giờ giấc đi ngủ điều độ, kể cả ngày nghỉ cuối tuần
  • Hãy ra khỏi giường khi không ngủ
  • Tránh cố gắng để ngủ gượng ép khi chưa buồn ngủ
  • Giường ngủ và phòng ngủ chỉ để ngủ
  • Thư giãn, nghỉ ngơi giảm căng thẳng
  • Tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ ngắn ban ngày
  • Giữ phòng ngủ thoáng mát, vệ sinh
  • Tập thể dục và hoạt động thể chất
  • Tránh hoặc hạn chế uống cà phê, rượu và thuốc lá
  • Tránh bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ
  • Nếu dùng thuốc thường xuyên, trao đổi với bác sĩ để hiểu về tác dụng thuốc đối với giấc ngủ
  • Nếu bị đau, có thể sử dụng biện pháp giảm đau để ngủ ngon giấc.

Phương pháp điều trị

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, khi tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến đời sống, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ để được chẩn đoán và đánh giá tình trạng. Sau đây là một số phương pháp điều trị về mất ngủ thường được áp dụng hiệu quả.

Liệu pháp hành vi

  • Giáo dục về thói quen ngủ tốt: thói quen ngủ dậy thúc đẩy giấc ngủ tốt.
  • Kỹ thuật thư giãn: tiến bộ cơ bắp thư giãn, phản hồi sinh học và các bài tập thở là những cách để giảm bớt sự lo lắng khi đi ngủ. Những chiến lược này giúp kiểm soát hơi thở, nhịp tim, cơ bắp căng thẳng và tâm trạng.
  • Liệu pháp nhận thức: điều này liên quan đến việc thay thế những lo lắng về việc không ngủ với những suy nghĩ tích cực.
  • Kích thích kiểm soát: điều này có nghĩa giới hạn thời gian tỉnh dậy trên giường và kết hợp giường chỉ với giấc ngủ và tình dục.
  • Hạn chế ngủ: điều trị này làm giảm thời gian ở trên giường, gây thiếu ngủ một phần, làm cho thêm mệt mỏi trong đêm tiếp theo. Một khi giấc ngủ đã được cải thiện, thời gian trên giường đang dần tăng lên.
  • Ánh sáng trị liệu: nếu rơi vào giấc ngủ quá sớm và sau đó thức dậy quá sớm, có thể sử dụng ánh sáng để đẩy lùi đồng hồ nội bộ. Trong thời gian ánh sáng bên ngoài vào buổi tối, đi ra ngoài trong 30 phút hoặc lấy ánh sáng thông qua một hộp đèn y tế.

Điều trị bằng thuốc tây y

Tự ý sử dụng thuốc ngủ được xem là hành vi lạm dụng thuốc. Thuốc ngủ có thể gây ngủ nhanh, nhưng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Đối với hầu hết trường hợp mất ngủ kéo dài, nên điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) được xem như thuốc hàng đầu điều trị lo âu mạn tính và trầm cảm đi kèm với mất ngủ thứ phát. SSRI ít tác dụng phụ, có tác dụng gây ngủ, không biến chứng. Phác đồ lý tưởng là phối hợp dùng thuốc với trị liệu tâm lý. Trầm cảm, lo âu thuyên giảm thì mất ngủ cũng hết và ngược lại.

Đồng thời uống thuốc, người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt stress, tập luyện thể chất, các kỹ thuật thư giãn để cuộc sống thoải mái. Các hoạt động thể chất cũng giúp ích nhiều cho giấc ngủ và chứng trầm cảm.

Điều trị bằng thuốc đông y

Dùng đông y hiệu quả với một số trường hợp mất ngủ nhẹ, thoáng qua hoặc với những ai muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ví dụ trà hoa cúc, mật ong. Các thực phẩm khác như hạt sen, sữa cũng rất tốt cho giấc ngủ.

Chữa mất ngủ không dùng thuốc

  • Thiền, Yoga, tập hít vào, thở ra rất hiệu nghiệm trong điều trị mất ngủ
  • Bấm huyệt, vật lý trị liệu, dưỡng sinh

Mất ngủ đi khám ở đâu tốt?

Mất ngủ là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị mất ngủ, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây chứng mất ngủ.

Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ, bác sĩ đông y hoặc chuyên gia tâm lý... tùy thuộc vào các triệu chứng, biểu hiện khác kèm theo.

Cùng với đó, người bệnh có thể chọn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa về mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Bác sĩ tiến hành khám, tư vấn cho người bệnh từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến, giúp người bệnh ở ngay tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiên và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết