Suy tim sung huyết: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Suy tim xung huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy tim xung huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Suy tim sung huyết: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 16/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Suy tim sung huyết, hay còn được gọi tắt là suy tim mất bù, là một tình trạng bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây ra tỉ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn cả bệnh ung thư. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về triệu, chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý này qua bài viết dưới đây từ BookingCare.

Suy tim sung huyết được hiểu là đợt suy tim mất bù trên nền bệnh lý suy tim mãn tính với những triệu chứng tương đối đặc trưng, các biểu hiện thường phát triển âm thầm gây suy giảm sức khỏe của người bệnh. Nắm bắt được các thông tin xung quanh bệnh lý nguy hiểm này để có phương pháp đối phó với bệnh kịp thời và hiệu quả.

Suy tim sung huyết là gì?

Chức năng của tim như 1 cái bơm. Khi tim giãn ra máu sẽ thu hồi về tim và khi co lại máu sẽ được bơm vào tuần hoàn. Khi tim bị suy nghĩa là chức năng thu hồi và bơm máu bị suy giảm, hệ quả là 1 lượng máu nhất định tùy vào mức độ nặng của suy tim sẽ bị ứ chệ ở ngoại vi gây ra tình trạng phù, tràn dịch màng phổi, màng tim, … Ta gọi tình trạng này là suy tim sung huyết.

Suy tim có thể được phân loại  như sau:

  • Suy tim trái: đây là loại suy tim phổ biến nhất, xảy ra do chức năng co bóp tồng máu vào đại tuần hoàn của thất trái bị suy giảm
  • Suy tim phải: xảy ra do chức năng co bó tống máu vào tiểu tuần hoàn của thất phải bị suy giảm
  • Suy tim toàn bộ: là có sự suy giảm đồng thời cả suy tim trái và suy tim phải

Suy tim là nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới, tại Mỹ, cứ 9 người tử vong thì có 1 trường hợp là do bị suy tim.

Triệu chứng nhận biết suy tim Sung huyết

Các triệu chứng của suy tim  có thể kể đến như:

  • Khó thở: Đây là triệu chứng điển hình của suy tim. Tùy mức độ, khó thở có thể xảy ra khi gắng sức, nặng hơn khó thở cả khi nghỉ ngơi, khó thở về đêm và thường phải ngồi dậy để thở
  • Ho khan là triệu chứng khá thường gặp, thường ho khan về đêm, ho tăng khi nằm.
  • Mệt mỏi: triệu chứng có thể gặp do cung lượng máu không đảm bảo
  • Đau ngực: một số bệnh nhân suy tim có thể có triệu chứng đau ngực do cung lượng máu tưới cho cơ tim bị suy giảm
  • Tim đập nhanh: Người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, trống ngực. Một phản ứng của cơ thể đòi hỏi tim cần cung cấp máu nhiều hơn
  • Phù: thường là phù trắng ấn lõm, phù từ mắt cá chân rồi lan dần lên cao. Người bệnh nhận thấy chân sưng to,  không đi vừa dép, tăng cân . . 
  • Lượng nước tiểu 24h thường giảm đi so với bình thường do tim suy khiến thể tích tuần hoàn  qua thận giảm
  • Người bệnh có thể tức nặng vùng mạn sườn phải đặc biệt khi ấn tay triệu chứng này xuất hiện là khi đã có tình trạng ứ huyết ở gan

Những biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng và là nguyên nhân khiến người bệnh phải nhập viện

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh Suy tim xung huyết
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh Suy tim xung huyết - Ảnh: NC Health Info

Nguyên nhân dẫn đến suy tim sung huyết

Nguyên nhân dẫn đến suy tim có thể xuất phát từ các tình trạng sức khỏe khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch, bao gồm:

  • Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành tim về lâu dài nếu không điều trị tốt sẽ gây suy tim
  • Bệnh lý  động mạch vành: Đây hiện là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim
  • Bệnh lý van tim: Bệnh van tim do thấp hoặc bệnh van tim do thoái hóa có thể khiến van tim đóng khống kín hoặc mở không hết gọi là bệnh hẹp, hở van tim. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây suy tim.
  • Một số loại bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ mắc suy tim Sung huyết bao gồm: bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, béo phì hoặc bị nhiễm trùng, dị ứng nặng,... 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Không có mộ xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán tình trạng suy tim sung huyết. Các bác sĩ Tim mạch sẽ xem xét bệnh sử, tiền sử gia đình, khám thực thể và kết quả xét nghiệm, các thăm dò cần thiết Những phương pháp này có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp được sử dụng rất nhiều để kiểm tra hoạt động của tim bằng cách dùng điện cực gắn lên cơ thể của người bệnh để ghi lại hoạt động điện của tim
  • Chụp X-quang ngực: Cho biết hình ảnh về tim, phổi và các cấu trúc khác trong lồng ngực cho xem dấu hiệu tổn thương phổi hay không.
  • Xét nghiệm máu BNP: (Brain Peptide Nnatriuretic): loại B (BNP) là một loại Peptide lợi niệu dùng để chẩn đoán và tiên lượng của bệnh suy tim có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
  • Siêu âm tim: Là một thăm dò khống xâm lấn có giá trị rất cao trong chẩn đoán suy tim. Dựa vào kết quả siêm âm doppler tim có thể đánh giá được chứng năng cũng như các cấu trúc của tim
  • Máy theo dõi Holter: Holter là thiết bị ghi lại và theo dõi hoạt động điện tim của bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài, thường từ 24 đến 48 giờ. Dữ liệu này sau đó sẽ được đọc và phân tích bởi các chuyên gia Tim mạch để xác định có sự bất thường nào trong hoạt động điện tim của bệnh nhân hay không, từ đó giúp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim xung huyết
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng: Nhịp tim được ghi lại khi người bệnh đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ. Tập thể dục làm cho tim đập mạnh hơn và nhanh hơn bình thường, do đó, một bài kiểm tra gắng sức có thể phát hiện những bất thường về tim

Phương pháp điều trị bệnh

Suy tim là bệnh lý mạn tính. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm hoàn toàn có thể cải thiện được chức năng tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Ở những giai đoạn sau của của bệnh, việc điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và giảm số lần nhập viện do đợt cấp của suy tim mất bù.

Tùy vào vào giai đoạn và loại suy tim cũng như thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kết hợp một hoặc nhiều các phương pháp điều trị dưới đây:

  • Thay đổi lối sống: Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe tim mạch, cần hạn chế các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, nạp nhiều rau xanh và duy trì tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần hạn chế muối và cafein
  • Sử dụng thuốc: Một số nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng trong điều trị suy tim Sung huyết như:
    • Thuốc làm giãn mạch máu, giảm lưu lượng máu và giảm huyết áp
    • Thuốc lợi tiểu điều chỉnh tình trạng giữ nước
    • Thuốc ức chế Aldosterone
    • Thuốc ức chế ACE hoặc thuốc ARB cải thiện chức năng tim
    • Digitalis glycoside tăng cường sự co bóp của tim.
    • Thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống tiểu cầu như aspirin giúp ngăn ngừa cục máu đông.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cần phải phẫu thuật để thông hoặc bắc cầu các động mạch bị tắc hay phẫu thuật thay van tim.

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng đã cung cấp các kiến thức cần thiết về bệnh suy tim Sung huyết cho người đọc để từ đó có các biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bản thân và người thân trong gia đình.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết