Bệnh van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị các bệnh van tim thường gặp
Bệnh van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị các bệnh van tim thường gặp
Bệnh van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Bệnh van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị - Ảnh: BookingCare

Bệnh van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị các bệnh van tim thường gặp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 06/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 14/11/2023
Bệnh van tim là thuật ngữ chỉ các loại bệnh liên quan đén van tim. Bệnh này gây ảnh hưởng đến chức năng tim, trường hợp nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Chức năng của van tim trong cấu tạo của tim có vai trò kiểm soát máu chả theo một hướng nhất định. Khi van tim có vấn đề cũng sẽ gây rối loạn chức năng tim, gây ra các biến chứng về tim. Trường hợp nặng sẽ cần phẫu thuật thay thế hoặc sữa chữa van tim.

Bệnh van tim là gì?

Van tim có chức năng điều chỉnh lưu thông máu qua tim chỉ theo một hướng nhất định. Có 4 van tim tương ứng với cấu tạo 4 ngăn của tim, cụ thể như sau:

  • Van hai lá: Điều hòa lượng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái
  • Van ba lá: Điều hòa lượng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải
  • Van động mạch chủ: Điều hòa lượng máu chảy từ máu chảy từ tâm thất trái lên động mạch chủ
  • Van phổi: Điều hòa lượng máu chảy từ tâm thất phải lên động mạch phổi

Nếu chức năng của một hoặc nhiều van trên bị ảnh hưởng, hoạt động không bình thường sẽ làm giảm lưu lượng máu khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, gây nên các biến chứng nguy hiểm cho tim. Tình trạng này được gọi chung là bệnh lý van tim.

Cách thức hoạt động của van tim khi bình thường và khi mắc bệnh van tim - Ảnh: Hearts 4 heart
Cách thức hoạt động của van tim khi bình thường và khi mắc bệnh van tim - Ảnh: Hearts 4 heart

Các loại bệnh van tim thường gặp

Hẹp van tim

Hẹp van tim là hiện tượng các mô hình thành lên lá van trở nên xơ cứng hơn, khiến chúng không thể mở hoàn toàn, dẫn đến giảm lưu lượng máu bơm qua van. Trường hợp nặng bệnh lý này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim,...

Có 4 dạng bệnh lý hẹp van tim tương ứng với 4 van tim, tuy nhiên trường hợp hẹp van hai lá và hẹp van động mạch chủ vẫn phổ biến hơn cả.

Hở van tim

Ngược lại với tình trạng hẹp van tim là bệnh lý hở van tim khi các van tim không đóng hoàn toàn khiến máu qua van bị trào ngược trở lại  buồng tim nơi nó xuất phát. Do đó, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu bù cho cả phần bị trào ngược.

Tùy thuộc vào van nào bị hở mà sẽ có tên gọi tương ứng gồm: hở van hai lá, hở van ba lá, hở van động mạch chủ hoặc hở van động mạch phổi.

Nhiễm trùng van tim

Van tim bị nhiễm trùng thường là do tác nhân vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào cơ thể. Những tác nhân này có thể không trực tiếp gây ra viêm tại van tim mà chúng chỉ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các bộ phận của tim.

Hẹp hở van phối hợp

Có một số trường hợp van tim đồng thời tổn thương do hẹp hở van phối hợp, chảng hạn như: hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ…

Nguyên nhân gây ra các bệnh van tim

Các nguyên nhân gây bệnh van tim thường gặp bao gồm:

  • Sốt thấp khớp do viêm họng liên cầu không được điều trị có thể dẫn đến hở van tim
  • Huyết áp cao, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và cũng ảnh hưởng đến chức năng của các van tim
  • Thoái hóa, xơ vữa khiến các lá van theo thời gian tích tụ các mảng xơ vữa gây dày, vôi hóa, dẫn đến chức năng đóng mở không còn linh hoạt
  • Viêm nội tâm mạc, tức nhiễm trùng ở màng trong của tim cũng có thể gây tổn thương cho tim. 
  • Phình động mạch chủ ngực có sự giãn nở tại động mạch chủ cũng ảnh hưởng đến van động mạch 
  • Các bệnh về cơ tim như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tim phình đại cũng khiến các van tim gặp các vấn đề bất thường
  • Dị tật bẩm sinh ở một số trẻ em sinh ra đã có khuyết tật ở van tim
  • Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,.. cũng khiến van tim bị tổn thương

Triệu chứng của bệnh van tim

Thông thường, bệnh van tim ở mức độ nhẹ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh lý tiếp tục phát triển trở nên trầm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác khó thở khi hoạt động gắng sức
  • Đau tức ngực, đánh trống ngực
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn đến ngất xỉu
  • Sưng tấy, phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng
  • Tăng cân nhanh không rõ lý do
  • Nếu van tim bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện kèm các triệu chứng sốt, ớn lạnh và đau nhức toàn bộ cơ thể

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tình trạng van tim của người bệnh, trước tiên các bác sĩ Tim mạch sẽ tiến hành các bước khám lâm sàng trước. Cụ thể, bác sĩ sử dụng ống nghe để kiểm tra có tiếng thổi ở tim hay không, đây là dấu hiệu cho thấy van tim có vấn đề. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn đang gặp phải.

Một số các xét nghiệm cận lâm sàng cũng sẽ được chỉ định để xác định chi tiết hơn các bệnh lý về van tim như:

  • Điện tâm đồ ECG
  • Chụp X-quang lồng ngực
  • Siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản
  • Chụp CT-scan
  • Chụp cộng hưởng từ MRI tim

Phương pháp điều trị bệnh

Để điều trị các bệnh về van tim hiệu quả cần kết hợp các biện pháp sau:

Dùng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh van tim với mục đích để cải thiện  triệu chứng, điều hòa nhịp tim và giảm áp lực cho tim. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn beta, thuốc chống hình thành cục máu đông,...

Phẫu thuật sửa chữa van tim

Phẫu thuật sửa chữa van tim được áp dụng khi van tim bị tổn thương, nhưng vẫn còn khả năng sửa chữa được mà không cần sử dụng đến các van tim nhân tạo.

Phương pháp này giúp bảo toàn van tim tự nhiên của bệnh nhân, hỗ trợ chúng hoạt động tốt hơn và đảm bảo qua trình lưu thông máu. DĐồng thời, phương pháp này cũng có ít biến chứng, thời gian hồi phục ngắn hơn so với phâu thuật thay thế van tim.

Phẫu thuật thay van tim

Trường hợp van không thể sửa chữa được, các bác sĩ sẽ buộc phải loại bỏ van bị hỏng và thay thế bằng van sinh học (làm từ mô tim bò, lợn hoặc người) hoặc van cơ học (làm từ vật liệu nhân tạo).

Van cơ học thường có tuổi thọ cao hơn so với van sinh học, tuy nhiên, người bệnh sẽ cần phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời để ngăn hình thành cục máu đông gây kẹt van và đột quỵ. 

Sống chung với bệnh hiệu quả

Đối với những người đang mắc bệnh van tim hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý này, các chuyên gia Tim mạch đều khuyến cáo bạn nên thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống tích cực, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Các biện pháp đó bao gồm:

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đây là những nên bổ sung và nên hạn chế để đảm bảo sức khỏe tim mạch:

Những thực phẩm nên bổ sung Những thực phẩm nên hạn chế

Trái cây

Rau xanh

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các sản phẩm từ sữa ít béo

Cá, thịt gia cầm không gia

Dầu thực vật

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Đồ uống có cồn

Muối

Thịt mỡ

Thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung: nước ngọt, bánh, kẹo,..

 

Vận động thường xuyên

Cố gắng rèn luyện thói quan tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút hoặc mỗi tuần 150 phút, không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp.

Một số hình thức vận động thích hợp cho những người mắc bệnh van tim như: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,... Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Các yêu tố nguy cơ không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà chúng còn làm gia tăng phát triển các biến chứng trầm trọng của bệnh. Một số các biện pháp giúp hạn chế yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như:

  • Bỏ thuốc lá và hạn chế việc hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Giữ cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên thành mạch, đồng thời giảm áp lực cho tim
  • Tránh lạm dụng đồ uống có cồn

Theo dõi và điều trị liên tục

Người mắc bệnh van tim cần phải theo dõi thường xuyên để kịp thời có các phương pháp đối phó một khi bệnh tình trở nên nặng hơn. người bệnh nên tuân thủ lịch trình thăm khám và các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết