Suy tuyến cận giáp có nguy hiểm không? Những biến chứng của suy tuyến cận giáp
Suy tuyến cận giáp có nguy hiểm không? Những biến chứng của suy tuyến cận giáp
Tìm hiểu sự nguy hiểm của suy tuyến cận giáp
Bệnh nhân suy tuyến cận giáp có thể bị trầm cảm, lo âu - Ảnh:BookingCare

Suy tuyến cận giáp có nguy hiểm không? Những biến chứng của suy tuyến cận giáp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 01/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 31/03/2024
Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm với mục tiêu là duy trì nồng độ canxi huyết thanh ở mức bình thường thấp, kiểm soát các triệu chứng và tránh tăng canxi niệu. Tuy nhiên các biến chứng nguy hiểm do hạ canxi máu vẫn có thể xảy ra và có thể hoặc không điều trị được.

Suy tuyến cận giáp là tình trạng suy giảm hormon tuyến cận giáp gây tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho suy tuyến cận giáp bao gồm bổ sung canxi và vitamin D bằng đường uống.Mặc dù các nghiên cứu trên Thế giới cho thấy tỷ lệ tử vong giảm ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi được điều trị bằng canxi và vitamin D, các nghiên cứu gần đây lại cho thấy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và biến chứng thận tăng lên.

Vậy suy tuyến cận giáp liệu có nguy hiểm. Cùng BookingCare tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Suy tuyến cận giáp có nguy hiểm không? Tìm hiểu biến chứng của suy tuyến cận giáp

Canxi và phospho đều là những khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Canxi trong máu có nhiều vai trò quan trọng, bao gồm giúp dây thần kinh của bạn hoạt động, làm cho các cơ vận động để di chuyển, giúp trái tim hoạt động bình thường,… Nồng độ canxi trong máu thấp do suy tuyến cận giáp có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của cơ thể.

Biến chứng trên thận của suy tuyến cận giáp

Trong một nghiên cứu tại Đan Mạch nguy cơ mắc bệnh thận cao gấp 3 lần ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp do nguyên nhân phẫu thuật và không phẫu thuật. Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật có nguy cơ nhập viện do bệnh sỏi thận tăng gấp 4 lần.

Nguy cơ sỏi thận có thể tăng thêm ở bệnh nhân suy tuyến cận giáp do PTH giảm khả năng kích thích tái hấp thu canxi ở ống thận. Do đó, lượng canxi trong nephron sẽ tăng lên, khi nồng độ PTH thấp có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc vôi hóa thận và các mô mềm khác. Người bệnh nên đo canxi trong nước tiểu định kỳ để đảm bảo rằng bản thân không bị tăng canxi niệu.

Khi bệnh nhân suy tuyến cận giáp được điều trị quá nhiều canxi và vitamin D, có thể dẫn đến tăng canxi máu và/hoặc tăng canxi niệu. Ngoài ra, điều trị bằng vitamin D và canxi làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin D. Nhiễm độc sẽ dẫn đến tăng canxi máu và tăng phosphat máu, có thể gây ra chứng canxi hóa thận với sự mất dần chức năng thận.

Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách điều chỉnh liều lượng để giữ mức canxi huyết thanh ở mức thấp đến bình thường và tránh tăng canxi niệu. Điều trị bằng cách tiêm dưới da hàng ngày hormon tuyến cận giáp tái tổ hợp của con người có thể làm giảm bài tiết canxi trong nước tiểu. Một số nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra bổ sung canxi từ thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận so với sử dụng chất bổ sung canxi.

Nguy cơ bị sỏi thận ở bệnh nhân suy tuyến cận giáp - Ảnh:Pinterest

Biến chứng trên tim của suy tuyến cận giáp

Bệnh tim mạch không tăng ở bệnh suy tuyến cận giáp do nguyên nhân phẫu thuật, nhưng những bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp do nguyên nhân khác có nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ và bất kỳ bệnh tim mạch nào tăng lên đáng kể 

So với dân số nói chung, tỷ lệ bệnh nhân suy tuyến cận giáp không do nguyên nhân phẫu thuật phải nhập viện do đột quỵ hoặc rối loạn nhịp tim cao hơn

Biến chứng trên các cơ quan khác của suy tuyến cận giáp

Các biến chứng khác của bệnh suy tuyến cận giáp có thể bao gồm đục thủy tinh thể dưới bao sau, vôi hóa lạc chỗ, rối loạn tâm thần kinh,  giảm khả năng tái tạo xương, nguy cơ nhiễm trùng

  • Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, tình trạng vôi hóa lạc chỗ có thể xảy ra ở hạch nền và bề mặt chất xám-trắng ở não và ở thận. Hơn nữa, mức độ photphat thường tăng lên, gây ra sự gia tăng sản phẩm canxi- photphat, có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa ngoài xương.
  • Việc tiêm hormone tuyến cận giáp trong thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư xương. Vì lý do này, bác sĩ thường không kê đơn thuốc này để điều trị chứng suy tuyến cận giáp trừ khi thực sự cần thiết.
  • Nhập viện vì bệnh tâm thần kinh trong nghiên cứu tại Đan Mạch đã tăng đáng kể với hệ số 2,45 ở những bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp. Trong số những bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp do nguyên nhân phẫu thuật, nguy cơ trầm cảm và rối loạn lưỡng cực tăng lên đáng kể, nguy cơ co giật cũng tăng lên gấp 4 lần.
  • Nguy cơ nhập viện do nhiễm trùng tăng lên ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp. Canxi hoạt động như chất truyền tin thứ hai trong bạch cầu đa nhân trung tính, đây là tế bào máu quan trọng giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy khi hạ canxi máu có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh được chẩn đoán suy tuyến cận giáp cần theo dõi thường xuyên nồng độ canxi máu cũng như trong nước tiểu để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết