Nguyên nhân của suy tuyến cận giáp là gì?
Nguyên nhân của suy tuyến cận giáp là gì?
Tìm hiểu nguyên nhân gây suy tuyến cận giáp
Nguyên nhân phổ biến của suy tuyến cận giáp là sau phẫu thuật cắt bỏ một phần hay hoàn toàn tuyến giáp - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân của suy tuyến cận giáp là gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 18/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 19/04/2024
Suy tuyến cận giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến cận giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có thể biểu hiện triệu chứng và các dấu hiệu của căn nguyên gây bệnh. Biết được nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh suy tuyến giáp.

Suy tuyến cận giáp đặc trưng bởi tình trạng hạ canxi máu và có thể gây các cơn tetani mạn tính. Bệnh có thể các nguyên nhân do rối loạn tự miễn dịch hoặc tổn thương nội tiết tố hoặc cắt bỏ các tuyến cận giáp. Do đó người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra suy tuyến cận giáp để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân của bệnh suy tuyến cận giáp

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra suy tuyến cận giáp, có thể chia làm các nguyên nhân sau:

  • Suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật tuyến giáp để điều trị (nguyên nhân hay gặp nhất)
  • Bệnh suy tuyến cận giáp bẩm sinh
  • Bệnh suy tuyến cận giáp tự miễn
  • Nguyên nhân liên quan đến quá tải kim loại
  • Giả suy tuyến cận giáp
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, thường phối hợp với bệnh nấm, có thể mang tính chất gia đình, cũng có khi phối hợp với bệnh Addison

Suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật

  • Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy tuyến cận giáp là cắt bỏ tất cả các tuyến cận giáp thông qua điều trị bệnh tuyến giáp, thanh quản hoặc khối u ác tính khác ở vùng cổ. Người bệnh có thể có suy tuyến cận giáp thoáng qua sau khi cắt tuyến giáp bán phần. 
    • Các triệu chứng của suy tuyến cận giáp do hạ canxi máu có thể xuất hiện khoảng 24 đến 48 giờ sau mổ và cũng có thể kéo dài vài tháng đến vài năm.
    • Những bệnh nhân có tăng canxi máu nặng trước mổ, cắt bỏ u tuyến giáp lớn, phosphatase kiềm tăng cao hay bệnh thận mạn tính có nguy cơ hạ canxi máu nặng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bán phần.
  • Chấn thương do chiếu xạ rộng rãi ở vùng mặt, cổ hoặc trung thất có thể phá hủy cả 4 tuyến cận giáp, dẫn đến suy tuyến cận giáp nguyên phát từ đó gây hạ canxi máu.
  • Ở những bệnh nhân cường tuyến cận giáp được phẫu thuật cắt tuyến cận giáp khiến cho nồng độ PTH trong máu giảm đột ngột, trong khi cơ thể đã quen với nồng độ PTH cao có thể gây tình trạng suy tuyến cận giáp thoáng qua. Trong trường hợp này bệnh nhân đã có nồng độ canxi máu cao do sự tái hấp thu ở xương. Xương vốn bị thiếu canxi sẽ tích cực giữ lại canxi dưới tác động của các nguyên bào xương gây ra “hội chứng đói xương”. Nên sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp do cường tuyến cận giáp người bệnh cần được điều trị tích cực bằng canxi trong vài giờ đến vài ngày để thiết lập lại nồng độ canxi trong máu.

Bệnh suy tuyến cận giáp bẩm sinh

Sự phát triển bất thường của tuyến cận giáp có thể là bất sản hoặc thiểu sản bẩm sinh, gây ra suy tuyến cận giáp nguyên phát với những triệu chứng hạ canxi máu khi sinh hoặc trong thời kỳ sơ sinh bao gồm:

  • Suy tuyến cận giáp nguyên phát đơn độc
  • Suy tuyến cận giáp nguyên phát liên kết với X (dải Xq26-Xq27)
  • Suy tuyến cận giáp nguyên phát nhiễm sắc thể X
  • Rối loạn phát triển nhánh (hội chứng DiGeorge)
  • Suy tuyến cận giáp đơn nhân
  • Hội chứng Barakat (tức là suy tuyến cận giáp nguyên phát, điếc thần kinh, thận kháng steroid)
  • Suy tuyến cận giáp với vóc dáng thấp bé, chậm phát triển trí tuệ và co giật

Ngoài ra thai nhi của người mẹ bị tăng canxi máu bị ức chế mãn tính chức năng tuyến cận giáp. Trong trường hợp xấu nhất, tuyến cận giáp có thể bị teo. Khi sinh ra, lượng canxi dư thừa của mẹ sẽ bị loại bỏ và trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp nguyên phát. 

Hạ canxi máu đáng kể về mặt lâm sàng có thể phát triển trong vòng 3 tuần đầu đời nhưng có thể xảy ra muộn nhất là 1 năm sau khi sinh. Suy tuyến cận giáp nguyên phát ở những bệnh nhân này là tự giới hạn.

Bệnh suy tuyến cận giáp tự miễn

Suy tuyến cận giáp tự miễn có thể tồn tại đơn lẻ hoặc ở dạng lẻ tẻ hoặc mang tính chất gia đình. Những bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp nguyên phát tự miễn sẽ phát triển tình trạng hạ canxi máu trong khoảng từ 6 tháng đến 20 tuổi, độ tuổi trung bình là 7 tuổi

Hội chứng đa tuyến tự miễn loại 1 (còn gọi là hội chứng HAM) bao gồm suy tuyến cận giáp nguyên phát do tuyến cận giáp bị phá hủy. Trung bình, những bệnh nhân này phát triển bệnh suy tuyến cận giáp nguyên phát khi được 10 tuổi.

Nguyên nhân liên quan đến quá tải kim loại

Bệnh Wilson do tình trạng quá tải đồng cũng có thể gây ra chứng suy tuyến cận giáp nguyên phát. Sự lắng đọng nhôm trong tuyến cận giáp có thể gây suy tuyến cận giáp nguyên phát ở những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo.

Ở những bệnh nhân có hạ magie máu có thể gây suy tuyến cận giáp vì tuyến cận giáp cần magie để giải sản xuất và giải phóng PTH.

Giả suy tuyến cận giáp

Giả suy tuyến cận giáp (PHP) là một nhóm rối loạn nội tiết hiếm gặp đặc trưng bởi sự đề kháng với hormon PTH mà không phải do thiếu hụt hormon. Do đề kháng với hormon tuyến cận giáp nên bệnh nhân bị hạ canxi máu và tăng phosphat máu nhưng lại tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp PTH trong huyết thanh. 

Có 5 biến thể của bệnh giả suy tuyến cận giáp: PHP loại 1a (PHP-1a), PHP loại 1b (PHP-1b), PHP loại 1c (PHP-1c), PHP loại 2 (PHP-2) và bệnh suy tuyến cận giáp giả (PPHP)

Một số bệnh nhân mắc chứng suy tuyến cận giáp giả (Loại 1a) có kiểu hình bất thường được gọi là chứng loạn dưỡng xương di truyền Albright, đặc trưng bởi tầm vóc thấp, khuôn mặt tròn và xương bàn tay thứ tư ngắn lại, có những tổ chức xương lạc chỗ. 

Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp giả có biểu hiện xương bàn tay bị rút ngắn - Ảnh: Medscape

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho người bệnh một cái nhìn tổng quan về các căn nguyên gây ra bệnh suy tuyến cận giáp. Từ đó người bệnh có thể nhận biết những nguyên nhân để kịp thời điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết