Giải đáp những câu hỏi thường gặp về đau xương cụt
Đau xương cụt ở nữ giới
Đau xương cụt gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống - Ảnh: BookingCare

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về đau xương cụt

Tác giả: - Xuất bản: 17/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/05/2024
Xương cụt, một xương hình tam giác nhỏ ở cuối cột sống. Đau xương cụt là đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở cơ bắp, dây chằng và mô mềm gần xương cụt, gây đau đớn, khó chịu.

Có lẽ bạn chưa bao giờ để ý đến xương cụt của mình cho đến khi bắt đầu có cảm giác đau. Cơn đau xương cụt tập trung ở phần dưới cùng của cột sống, ngay phía trên mông, nơi có xương nhiều vị trí này. Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, tuy nhỏ nhưng có một số chức năng quan trọng. Nguyên nhân nào gây ra đau xương cụt và làm cách nào để giảm bớt cơn đau, cùng BookingCare giải đáp ngay.

Đau xương cụt là gì?

Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, hình tam giác này ở đầu tận cùng của cột sống của bạn, thường bao gồm 3 đến 5 đoạn xương nhỏ hợp nhất lại với nhau. Xương tạo thành một khớp với xương cùng ở trên và bị hạn chế cử động. Các chức năng chính của xương cụt là:

  • Cung cấp sự gắn kết với một số cơ và dây chằng trong vùng xương chậu 
  • Hỗ trợ sàn xương chậu
  • Hỗ trợ kiểm soát ruột tự nguyện
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con tự nhiên (ở phụ nữ) bằng cách lùi ra sau.

Đau xương cụt là tình trạng đau, nhức vùng xương cụt, gốc cột sống gần đỉnh mông. Cơn đau nhức từ nhẹ đến dữ dội, thường xuyên hoặc tùy từng lúc. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế hoặc khi ngả người ra sau.

Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Đôi khi, cơn đau có thể lan xuống chân. Đứng hoặc đi bộ sẽ làm giảm áp lực lên xương cụt và giảm bớt sự khó chịu.

Các triệu chứng liên quan khác có thể xảy ra ở những người bị đau xương cụt như là:

Nguyên nhân gây đau xương cụt

Xương cụt có thể đau sau khi ngồi trên ghế cứng hoặc bề mặt không thoải mái khác trong một thời gian dài. Lão hóa do tuổi tác cũng có thể góp phần gây đau xương cụt.

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, các dây chằng nối với xương cụt sẽ lỏng ra một cách tự nhiên để nhường chỗ cho em bé. Đó là lý do tại sao phụ nữ có nguy cơ bị đau xương cụt cao gấp 5 lần so với nam giới.

Đau xương cụt không phải bệnh mà là một triệu chứng, vì vậy nó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý có thể gây ra đau xương cụt bao gồm:

  • Chấn thương: ngã và các chấn thương khác có thể gây bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương cụt. 
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại (RSI): các môn thể thao như đạp xe và chèo thuyền đòi hỏi bạn phải nghiêng người tới lui. Chuyển động lặp đi lặp lại quá nhiều có thể làm căng các mô xung quanh xương cụt của bạn.
  • Thoái hóa sụn: khi sụn ở cột sống bị thoái hoá, các đốt sống có thể cọ xát vào nhau gây đau nhức.
  • Những thay đổi ở cột sống cũng có thể gây áp lực quá mức lên xương cụt.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: tổn thương cơ sàn chậu của một người có thể dẫn đến đau vùng xương cụt.
  • Những thay đổi về cấu trúc giải phẫu ở xương cụt:
    • Thông thường, xương cụt bình thường nằm nghiêng ở vị trí hơi chếch về phía trước. Nếu vị trí này bị thay đổi do biến thể giải phẫu, các xương cụt có thể gây trở ngại cho các mô mềm nếu càng bị đẩy ra phía sau, cản trở sinh nở. Các đoạn của xương cụt cũng có thể trở nên không ổn định, dẫn đến sự mất ổn định động của toàn bộ xương cụt.
    • Tình trạng này gây ra chuyển động quá mức của một hoặc nhiều đoạn, đặc biệt là đau tăng lên khi ngồi.
  • Viêm xương cụt: các khớp xương cụt có thể bị viêm xương tiến triển do hao mòn, dẫn đến đau xương cụt dai dẳng.
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng cột sống hoặc mô xung quanh có thể dẫn đến đau ở vùng xương cụt. Bên cạnh đau có thể có biểu hiện sốt từ vừa đến nặng.
  • Khối u:
    • Ung thư xương ở xương cụt có thể dẫn đến đau. Các bệnh ung thư có nhiều khả năng gây đau xương cụt nhất bao gồm: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng (đại tràng).
    • Nếu khối u gây đau xương cụt, các triệu chứng ung thư khác có thể bao gồm: tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, chân hoặc háng, khó đi đại tiểu tiện, đi ngoài phân máu, tiểu máu,…

Trong một số ít trường hợp, đau xương cụt có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng và được xếp vào nhóm vô căn.

Phụ nữ mang thai đau xương cụt
Mang thai có thể gây đau xương cụt cho phụ nữ - Ảnh: Freepik

Điều trị đau xương cụt

Việc điều trị đau xương cụt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt. Có thể bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, kéo giãn và phẫu thuật. Điều trị đau xương cụt thường tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng.

Các phương pháp điều trị bác sĩ có thể lựa chọn bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: nhà trị liệu vật lý có thể đề nghị tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh, hỗ trợ sàn chậu hoặc di chuyển và ngồi theo cách ít gây kích ứng xương cụt.
  • Thuốc giảm đau theo đơn: nếu các triệu chứng không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau theo đơn.
  • Phẫu thuật: bác sĩ phẫu thuật có thể giải quyết các vấn đề về thể chất như sa sàn chậu hoặc thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị có thể yêu cầu loại bỏ một phần xương cụt.
  • Thuốc tiêm: Steroid tiêm thường có thể làm giảm đau. Điều này có thể giúp giảm căng cơ khi một người làm việc với bác sĩ vật lý trị liệu để giải quyết nguyên nhân cơ bản của cơn đau.
  • Điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: căng cơ do các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh trĩ, có thể gây đau xương cụt. Điều trị những nguyên nhân cơ bản này có thể giúp giảm đau quanh xương cụt.

Đôi khi đau xương cụt không cần điều trị. Những người bị đau xương cụt khi mang thai có thể nhận thấy các triệu chứng của họ biến mất trong vòng vài tuần sau khi sinh, hay cơn đau do chấn thương có thể thuyên giảm mà không cần điều trị.

Các biện pháp khắc phục đau xương cụt tại nhà

Trong 90% trường hợp, những người bị đau xương cụt sẽ thấy thuyên giảm nhờ các biện pháp điều trị tại nhà. Dưới đây là một số điều bạn có thể thử:

  • Dùng thuốc giảm đau thông thường hoặc NSAID (thuốc chống viêm không steroid) để giảm đau và sưng, bạn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Ngồi trên một chiếc gối hình bánh rán hoặc đệm gel hình nêm để giảm áp lực lên xương cụt của bạn.
  • Ngồi đúng cách – duy trì tư thế tốt với phần lưng dưới được hỗ trợ
  • Tắm nước nóng để thư giãn cơ bắp và giảm đau.
  • Chườm túi nóng hoặc lạnh lên lưng dưới của bạn. Áp dụng trong khoảng 20 đến 30 phút, nhiều lần trong ngày.
  • Hạn chế đứng, ngồi quá lâu, không mặc quần áo bó sát.

Đau xương cụt có thể gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Trong nhiều trường hợp đau có thể tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và tái phát thường xuyên, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết