Suy giảm sức đề kháng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật và tốc độ lão hoá,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Bởi lẽ đó, tăng cường sức đề kháng là điều quan trọng hơn cả, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, duy trì sức khỏe ổn định và cân bằng.
Sức đề kháng hay còn được gọi là miễn dịch cơ thể, là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… của cơ thể.
Bên cạnh đó, sức đề kháng cũng có vai trò quan trọng trong tiêu diệt các mầm bệnh khi đã xâm nhập vào cơ thể. Đồng nghĩa, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.
Về cơ chế hình thành, sức đề kháng hay hệ miễn dịch của mỗi người được hình thành và phát triển từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ.
Khi trưởng thành, để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, như gen, tuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Và đó được gọi là hệ miễn dịch tự nhiên.
Ngoài đề kháng tự nhiên được hình thành khi còn trẻ, còn có đề kháng thu được (hay còn được gọi là đề kháng thích ứng), là sức đề kháng xuất hiện khi cơ thể đối mặt với các tác nhân trực tiếp từ môi trường. Thường sẽ bao gồm việc sử dụng các chế phẩm kích thích tăng cường sức đề kháng hoặc đề kháng do tiêm vắc xin,…
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là mạng lưới phức tạp gồm nhiều cơ quan, tế bào và protein, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường sống bên ngoài, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,..
Bên cạnh đó, sức đề kháng cũng đóng vai trò then chốt trong tạo kháng thể mới chống lại các bệnh cũ tái phát. Tức, khi cơ thể đã nhiễm và khỏi bệnh miễn dịch bất kỳ, thì sẽ rất khó để mắc lại nếu có sức đề kháng ổn định, khoẻ mạnh.
Bất thường hệ miễn dịch liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, lối sống không khoa học,... gây nên các bệnh dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch và rối loạn tự miễn dịch.
Nếu không có phương pháp can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Hay thậm chí là đe dọa chính tính mạng của chúng ta. Vậy làm sao để có sức đề kháng khoẻ mạnh?
Ngoài các yếu tố tác động liên quan đến di truyền, dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học và thói quen tập luyện hợp lý là các cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả và bền vững nhất, giúp duy trì sức khỏe ổn định.
Đối tượng cần tăng cường sức đề kháng bao gồm:
Dưới đây là 5 cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bền vững:
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Vậy như thế nào là một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý? Theo đó, bữa ăn cần bảo đảm các yếu tố sau:
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nước cũng có vai trò quan trọng góp phần cải thiện sức đề kháng. Nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tim bơm máu và vận chuyển oxy hiệu quả hơn. Nhờ đó, vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động của tế bào miễn dịch.
Nhu cầu nước trung bình cho cơ thể khoảng 40ml/kg cân nặng/ngày.
Tập thể dục thường xuyên có lợi ích cho sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Trung bình, nên duy trì thời gian luyện tập thể dục từ khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày bằng nhiều cách khác nhau, có thể đi bộ, đạp xe hoặc chơi môn thể thao bất kỳ.
Tuy nhiên, với những người không thường xuyên vận động, có thể điều chỉnh thời gian tập luyện sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại của cơ thể.
Tuyệt đối không luyện tập gắng sức vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách để góp phần tăng sức đề kháng hiệu quả. Trung bình, với mỗi người trưởng thành, nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật tốt hơn.
Hãy luôn giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn và thoải mái nhất, vì đó là cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, bền vững. Khi cơ thể căng thẳng, hãy thật bình tĩnh và tập hít thở. Có vậy, mới không khiến cơ thể bị mệt mỏi, stress quá mức.
Nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng bệnh liên quan cũng như tránh được các biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trên đây là chi tiết về các cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bền vững mà bạn nên tham khảo. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn sớm có được kế hoạch chăm sóc bản thân và gia đình phù hợp.