Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây bệnh gout
Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?
Nguyên nhân gây bệnh gout là gì? - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây bệnh gout

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 20/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/12/2023
Bệnh gout xuất hiện là do đâu? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bệnh gout. Nắm rõ được nguyên nhân cũng như các yếu tố gây bệnh là điều kiện quan trọng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh thống phong, là một trong những căn bệnh viêm khớp phổ biến. Bệnh xuất hiện theo từng đợt với những cơn đau bất ngờ, dữ dội và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.

Bệnh gout hình thành như thế nào:

Trong cơ thể có các chu trình chuyển hoá nhân Purin, vì một lý do nào đó mà chuyển hoá của nhân này tăng lên mạnh, dẫn tới tăng sản xuất acid uric trong máu. Do lượng acid này cao dẫn sẽ tạo thành các tinh thể urat lắng đọng ở các mô dưới da hoặc trong ổ khớp gây ra hạt tophi, viêm khớp, lắng đọng ở thận gây viêm thận kẽ, suy thận.

Purin cũng được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm bao gồm thịt đỏ và nội tạng đặc biệt là gan. Một số loài hải sản giàu purin bao gồm: cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ. Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống có đường trái cây (fructose) có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể một người sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi điều này xảy ra, axit uric có thể tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn, hình kim tích tụ trong khớp hoặc mô xung quanh từ đó gây đau, viêm và sưng.

Nguyên nhân gây bệnh gout được chia thành 2 loại:

  • Nguyên nhân nguyên phát (vô căn): 

Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

  • Nguyên nhân thứ phát: 

Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Bệnh gout có khả năng xuất hiện ở một người nếu nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao. Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể bao gồm:

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thịt đỏ, các loài động vật có vỏ và uống đồ uống trái cây nhiều đường (fructose) sẽ làm tăng nồng độ axit uric, uống rượu, đặc biệt là bia, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Người thừa cân, béo phì

Khi thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất axit uric nhiều hơn. Lúc này, thận sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric dẫn đến việc tích tụ các tinh thể axit uric và hình thành tổn thương.

Cơ thể mắc các bệnh khác

Một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout như: béo phì, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, các bệnh về tim mạch và thận. 

Một số loại thuốc

Aspirin liều thấp và một số loại thuốc dùng để kiểm soát tăng huyết áp – bao gồm thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc chẹn beta – cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. 

Di truyền

Người có người thân mắc bệnh gout cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. 

Tuổi tác

Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam giới từ 40 tuổi trở lên, nữ giới giai đoạn mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm còn lại.

Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị gout là cực kỳ quan trọng để phòng ngừa bệnh và giảm thiểu tác động của bệnh đến chất lượng cuộc sống. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết