Tìm hiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị béo phì độ 2
Tìm hiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị béo phì độ 2
Béo phì
Béo phì độ 2 là dạng béo phì có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị béo phì độ 2

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 24/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 24/06/2024
Béo phì độ 2 là mức độ béo phì nghiêm trọng. Bệnh có khả năng cao gây hàng loạt vấn đề sức khỏe trầm trọng. Cùng BookingCare tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị béo phì độ 2 qua bài viết sau.

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe báo động hiện nay, tỷ lệ người mắc béo phì có xu hướng tăng cao. Béo phì độ 2 là mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, đái tháo đường,...

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị béo phì độ 2 qua bài viết sau. 

Béo phì độ 2 là gì?

Béo phì độ 2 xảy ra khi cơ thể tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 kg/m2 trở lên.

Trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ dùng các công cụ và bảng điểm khác nhau nhằm xác định mức độ béo phì để có chiến lược điều trị phù hợp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index) tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) để chẩn đoán và phân loại béo phì. Một người trưởng thành có chỉ số BMI trên mức 40 thì được xem là béo phì độ 2.

Béo phì độ 2 là dạng béo phì có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh, có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Người bệnh béo phì
Béo phì độ 2 xảy ra khi cơ thể tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 kg/m2 trở lên - Ảnh: Canva

Nguyên nhân gây béo phì độ 2

Béo phì hay béo phì độ 2 được hình thành chủ yếu do sự mất cân bằng giữa nhập và tiêu hao calo của cơ thể. Ngoài ra, béo phì độ 2 còn hình thành do một số nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền: các nghiên cứu gần đây cho rằng béo phì có thể di truyền trong gia đình.
  • Rối loạn nội tiết tố gây béo phì: nhiều hormone trong số đó có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể báo hiệu cần thức ăn và cách tiêu thụ năng lượng, 
  • Yếu tố về kinh tế, xã hội và địa lý: người bệnh tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, giàu chất béo không tốt, người ít vận động và ít sử dụng năng lượng khiến calo dư thừa, tích lũy theo thời gian gây béo phì.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây béo phì mà các bác sĩ sẽ có chiến lược điều trị riêng biệt, tuy nhiên một số trường hợp đặt biệt, béo phì có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra.

Biến chứng béo phì độ 2

Các biến chứng của béo phì độ 2 bao gồm:

  • Hội chứng chuyển hóa
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Ở người béo phì, dự trữ chất béo dư thừa dẫn đến kháng insulin có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Béo phì khiến khối lượng tâm thất lớn hơn, gây rối loạn chức năng tâm thu (suy giảm khả năng co bóp của tâm thất) và nhịp tim không đều (rung tâm nhĩ), kéo dài có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim và bệnh tim.
  • Huyết áp cao: người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 3,5 lần và cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao.
  • Xơ vữa động mạch: béo phì là một trong những yếu tố gây xơ vữa động mạch bởi các biến chứng khác như cao huyết áp, nồng độ glucose tăng cao và viêm toàn thân.
  • Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Những bệnh ung thư này chiếm khoảng 40% trong số tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán.
  • Béo phì có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. Ở người bệnh béo phì, chất béo lắng đọng ở đường hô hấp trên, làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn, giảm hoạt động của cơ tại khu vực này, gây ra các vấn đề về hô hấp và ngưng thở khi ngủ.
  • Hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS) là chứng rối loạn hô hấp ảnh hưởng đến một số người bệnh béo phì. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
  • Béo phì độ 2 dẫn đến áp lực lên các khớp như đầu gối tăng, nguy cơ bị viêm xương khớp hoặc tệ hơn nữa là thoái hóa khớp.
  • Trầm cảm: các nghiên cứu cho thấy khoảng 43% người trưởng thành trầm cảm mắc bệnh béo phì. 

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Việc điều trị béo phì mang tính cá nhân hóa, chiến lược và phương pháp điều trị lựa chọn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, điều trị béo phì hiện nay gồm các phương thức như: thay đổi lối sống lành mạnh, điều trị dùng thuốc và điều trị phẫu thuật.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả, đơn giản trong điều trị béo phì. Một số biện pháp giúp thay đổi lối sống lành mạnh giúp điều trị béo phì độ 2 gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm tổng lượng năng lượng (calo) ăn vào nên là yếu tố chính của bất kỳ can thiệp giảm cân nào. bằng các biện pháp như:
    • Bệnh nhân nên nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào, ăn nhiều trái cây, rau củ quả xanh, ăn đa dạng các thực phẩm giàu tinh bột như: khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống, các loại hạt,...
    • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, cá, thịt, sữa, đậu, hạn chế các thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, đường,...
    • Cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết: vitamin tan trong dầu, kali, sắt, acid amin
    • Hạn chế số bữa ăn trong ngày (3 bữa là đủ)
    • Hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hoà, muối dưới 5g/ngày
  • Xây dựng chế độ tập luyện khoa học bằng cách bắt đầu với những bài tập có cường độ trung bình (chạy bộ, tập thể dục, đạp xe, aerobic,…) ít nhất 150 phút/tuần, từ 3 - 5 lần/tuần. Tăng dần cường độ và số lượng bài tập, số lần tập tùy theo từng cá nhân.
  • Một số biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh khác như: duy trì giấc ngủ ngon, đủ giấc từ 6 - 8 tiếng/ngày, uống đủ nước để tránh thiếu nước, thư giãn, tránh căng thẳng, stress kéo dài,...
Chạy bộ thể dục
Tăng cường các hoạt động thể dục, rèn luyện sức khỏe giúp giảm béo phì hiệu quả - Ảnh: Freepik

Điều trị bằng thuốc

Hai loại thuốc được phê duyệt trong điều trị béo phì bao gồm: orlistat và liraglutide 3,0 mg.

Người bệnh cần thận trọng với các loại thuốc giảm cân trên thị trường, các thuốc khác hiện không được phê duyệt cho điều trị béo phì.

Điều trị bằng phẫu thuật

Trong một số trường hợp đặt biệt, bệnh thất bại với các điều trị không phẫu thuật, ở người bệnh có BMI ≥ 35 kg/m2 hay BMI≥ 30 kg/m2 và kèm bệnh lý đồng mắc liên quan béo phì. Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn và tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Một số phương pháp phẫu thuật thường gặp trên lâm sàng: phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày, phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng, phẫu thuật nối tắt dạ dày, phẫu thuật phân lưu mật tụy, phẫu thuật đảo dòng tá tràng, phẫu thuật nối tắt dạ dày với 1 miệng nối (mini gastric bypass), phẫu thuật tạo hình dạ dày,...

Béo phì độ 2 là mức độ béo phì nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh lý rối loạn chuyển hoá, bệnh tim mạch, bệnh lý cơ xương khớp,... Vì vậy, chúng ta cần chú ý theo dõi sức khỏe, cân nặng bản thân, nó giúp chúng ta dự phòng, phát hiện sớm việc thừa cân - béo phì, từ đó có thể chủ động điều trị hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết