Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các trường hợp mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ gặp ở cháu bé thậm chí còn rất ít tuổi, thanh niên và người trung tuổi, người lớn tuổi.
Bệnh nhân mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ phải chịu đựng tình trạng thanh quản hẹp lại do các cơ vùng hầu cũng giảm hoạt động trong khi ngủ. Tình trạng này khiến cho không khí khó lưu thông qua vùng hầu họng và người bệnh sẽ ngáy để hít nhiều khí hơn. Nếu vùng hầu họng hoàn toàn khép lại, bệnh nhân sẽ ngưng thở trong một khoảng thời gian, hiện tượng này gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Tình trạng ngưng thở có thể kéo dài khoảng 10s hoặc hơn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Người bệnh hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này dù có những cơn thức giấc sau mỗi lần ngưng thở.
Có 3 loại ngừng thở khi ngủ là: ngưng thở trung ương, ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở hỗn hợp.
Khi không có sự dẫn truyền của các tín hiệu thần kinh từ trung ương đến các cơ hô hấp, làm cho các cơ không co lại để mở rộng thành ngực. Do đó không có lưu lượng khí trao đổi ở phổi, mặc dù đường hô hấp vẫn mở ra đủ trong lúc ngủ, không bị xẹp hay tắc nghẽn.
Gặp trong phần lớn các trường hợp. Đây là hậu quả của lưu lượng không khí qua mũi và miệng đến phổi giảm hoặc mất do hẹp đường hô hấp trên. Cử động ngực bụng vẫn bình thường.
Vừa có ngưng thở tắc nghẽn vừa có ngưng thở trung ương.
Các dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp là:
Mặc dù ngáy và ngủ ngày nhiều là triệu chứng điển hình của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, ngáy đơn thuần chưa đủ để chẩn đoán, phải kèm với ngưng thở, tiếng khịt mũi, thở gấp, nghẹt thở và kèm theo buồn ngủ nhiều vào ban ngày như ngủ gật khi lái xe, khi xem tivi, sách báo.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn ở vùng hầu họng do các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như: lưỡi, amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái, vòm khẩu cái mềm, lưỡi gà, được các cơ vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ say, các cơ này giãn ra gây tắc nghẽn đường thở và gây ngừng thở.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ đã được xác định bao gồm:
Với người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ xuất hiện tình trạng giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu. Sự thay đổi này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim theo cơ chế bù trừ để đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Nếu sự bù trừ kép dài sẽ dẫn đến một loạt các hệ lụy: tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não.
Chứng ngưng thở khi ngủ cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 3 lần. Số lần ngưng thở khi ngủ càng cao thì tỉ lệ bệnh tim mạch càng cao.
Ngoài ra, việc hạn chế trong giấc ngủ làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị kích động, lái xe thiếu tập trung quan sát nên dễ gây tai nạn giao thông, rất nguy hiểm. Hậu quả của hội chứng ngưng thở khi ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng, hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh rất khó tập trung, có cảm giác mơ màng, đau đầu, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…
Để chẩn đoán xác định một người có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không, bác sĩ sẽ dựa vào khai thác thông tin trên lâm sàng kết hợp với sử dụng các thiết bị hỗ trợ thích hợp. Nếu bệnh nhân có triệu chứng ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày và có tổng số đợt ngưng thở lớn hơn 5 lần trong 1 giờ khi ngủ, mỗi đợt ngưng thở kéo dài ít nhất là 10 giây, thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Có thể xác định số lần bệnh nhân ngưng thở khi ngủ bằng máy đo đa ký giấc ngủ. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ. Máy ghi lại được tất cả những thay đổi sinh lý xảy ra trong giấc ngủ.
Đo đa ký được thực hiện trong suốt giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được gắn những bộ phận nhận cảm lên một số vị trí trên người như đầu, mặt, ngực, chân, đầu ngón tay để ghi nhận một số kết quả. Máy đa ký giấc ngủ sẽ ghi điện não, điện tim, điện cơ mắt, điện cơ cằm, điện cơ chân, độ bão hoà oxy trong máu, thông khí hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy của bệnh nhân. Đo đa ký giấc ngủ hoàn toàn không gây đau đớn.
Là phương tiện khảo sát rất cần thiết cho việc xác định chính xác vùng tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn khi ngủ. Bệnh nhân sẽ được gây mê và theo dõi bởi bác sĩ gây mê. Sau đó bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ tiến hành nội soi kiểm tra chính xác vùng tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn khi bệnh nhân ngủ để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở CPAP, gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng. Máy thở CPAP có tác dụng:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tai biến, các cơn đau thắt ngực, suy giảm trí nhớ, mất tập trung… Do đó nếu thấy chất lượng giấc ngủ của mình chưa tốt, bạn nên đi khám ngay để được can thiệp đúng thời điểm, đúng phương pháp.