Tìm hiểu: Trẻ ho kéo dài không sốt là bệnh gì?
Tìm hiểu: Trẻ ho kéo dài không sốt là bệnh gì?
Ho kéo dài không sốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Ho kéo dài không sốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu: Trẻ ho kéo dài không sốt là bệnh gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/05/2024 | Cập nhật lần cuối: 09/06/2024
Tình trạng trẻ ho kéo dài nhưng không sốt khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy trẻ ho không sốt là bệnh gì, cách xử lý như thế nào cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng ho kéo dài nhưng không sốt là dấu hiệu hay gặp ở trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng này. Thông thường ho hay đi kèm cùng các triệu chứng khác của mũi và toàn thân, thế nhưng cũng có những trường hợp chỉ có ho kéo dài mà không sốt.

Trẻ ho kéo dài không sốt là bệnh gì?

Ho kéo dài thường có thể gặp là ho khan hoặc ho có đờm, được coi là phản xạ tự nhiên của cơ thể xảy ra khi đường hô hấp bị kích thích hoặc viêm, thường do dị ứng. Trẻ ho kéo dài không sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về đường hô hấp bao gồm phổi và cả phần mũi họng.

Một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng ho kéo dài không sốt ở trẻ như là:

  • Cảm lạnh: đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ho không sốt. Ho kéo dài sau khi nhiễm lạnh, đi mưa, gặp gió hoặc nằm điều hoà lạnh. 
  • Dị ứng: có nhiều trẻ với cơ địa dị ứng thường xuyên gặp tình trạng ho, đặc biệt ho kéo dài sau khi tiếp xúc dị nguyên và thường xảy ra vào mùa cố định trong năm. Cơ địa dị ứng cũng là yếu tố có thể gây bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng ở trẻ. 
  • Nhiễm trùng:
    • Trước khi ho kéo dài không sốt trẻ gặp một đợt nhiễm trùng trước đó có thể là vi khuẩn hoặc virus, sau khi bị nhiễm trùng, đường hô hấp của trẻ đặc biệt nhạy cảm với mọi thứ từ không khí lạnh đến bụi.
    • Ngoài ra, tình trạng chảy nước mũi kéo dài chảy ra cửa mũi sau có thể gây kích ứng cổ họng của trẻ. Tình trạng ho kéo dài sau nhiễm virus có thể kéo dài hằng tuần thậm chí hàng tháng.
  • Hội chứng trào ngược: ho khan mạn tính là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ thường biểu hiện với triệu chứng ho nhiều về đêm, ho tăng lên khi nằm hoặc ăn no. Ngoài ra trẻ có các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, hoặc nôn.
  • Viêm tiểu phế quản: tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do các chủng virus đường hô hấp bao gồm cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV – virus Respiratoire Syncytial). Rhinovirus, Adenovirus, Mycoplasma gây ra viêm các tiểu phế quản, khiến các ống nhỏ của phổi lên, gây cản trở quá trình lưu thông không khí qua phổi, khiến trẻ ho, khò khè khó thở. Bệnh nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm.
  • Viêm xoang: Trẻ bị viêm xoang chảy dịch xuống mũi sau gây ho kéo dài, gia đình cho trẻ đi nội soi tai mũi họng để phát hiện và điều trị sớm

Nên làm gì khi trẻ bị ho kéo dài không sốt

Khi trẻ xảy ra tình trạng ho kéo dài không sốt, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này cho trẻ.

Nếu nguyên nhân do cảm lạnh thông thường, biểu hiện của trẻ vẫn ngoan, ăn ngủ tốt, có thể tự theo dõi chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp giữ ấm.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ có thể phức tạp hơn, vì thế cha mẹ không nên chủ quan. Ngay khi không chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng của trẻ hay trẻ có các biểu hiện lạ, hãy cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trẻ ho kéo dài nhưng không sốt là tình trạng khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng đó có thể là dấu hiệu dấu hiệu cho thấy con bạn mắc một tình trạng sức khỏe khác, như dị ứng, hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày,... Vì vậy, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu cơn ho của con bạn kéo dài hơn ba tuần.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết