Tự kỷ và trầm cảm là hoàn toàn khác nhau
Cả tự kỷ và trầm cảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài, nhất là đối với trẻ em. Mỗi bệnh lại biểu hiện khác nhau, do đó cha mẹ cần theo dõi và cho trẻ đi khám sớm ngay khi trẻ có biểu hiện, hành vi bất thường. Nội dung dưới đây chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ chia sẻ thêm đến các bạn đọc.
Trong thực tế, vẫn có không ít người nhầm lẫn hoặc không phân biệt được giữa tự kỷ và trầm cảm. Đây là 2 trạng thái hoàn toàn khác nhau. Bài viết sau đây Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ giải đáp và chia sẻ thêm về vấn đề này trong nội dung dưới đây.
THÔNG TIN CHUYÊN GIA TÂM LÝ TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG
|
Phân biệt | Tự kỷ | Trầm cảm |
Giải nghĩa | Tự kỷ gần như là một chứng bệnh bẩm sinh do rối loạn phát triển tâm thần, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Đặc trưng bởi các khiếm khuyết kéo dài về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong các tình huống khác nhau, yêu cầu phải có sự xuất hiện của các mẫu hình hành vi, sở thích hay hoạt động giới hạn, lặp lại. | Trầm cảm một rối loạn tâm thần phổ biến xảy ra do bị căng thẳng một thời gian dài. Đặc trưng có biểu hiện tâm trạng buồn bã, trống rỗng hoặc cáu kỉnh (dễ bị kích động),kèm theo nhwuxng thay đổi về nhận thức sai lệch về bản thân, mọi người và thế giới xung quanh |
Nguyên nhân | Nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ, có thể do: di truyền, bất thường trong thời kỳ mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não. | Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. |
Độ tuổi | Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. | Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nghiên cứu mới nhất cho thấy sớm nhất có thể từ 5-6 tuổi |
Biểu hiện | - Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi. - Coi mình là trung tâm và không có nhu cầu được kết nối cảm xúc, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ. - Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ, sự phối hợp kém của ánh mắt, cử chỉ, tư thế cơ thể, ngôn điệu, và nét mặt để giao tiếp xã hội mà không hẳn đứa trẻ nào cũng thiếu tương tác mắt. - Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, hoặc kém, ít nói chuyện (khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện). - Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người. - Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể…, giảm thiểu hành vi bắt chước người lớn. - Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. - Với trẻ lớn trên 12 tuổi có mong muốn thiết lập tình bạn mà không có một ý tưởng thực tế về những gì mà tình bạn đòi hỏi, có cách thể hiện hành vi cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong các hoàn cảnh khác nhau. | - Cảm giác buồn chán, trống rỗng - Khó tập trung suy nghĩ, hay quên - Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì - Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng - Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều - Hay cáu gắt, giận dữ - Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày - Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều - Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát |
Khả năng chữa khỏi | Chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu phát hiện và can thiệp sớm, trẻ có thể phát triển được các chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích ứng xã hội tốt hơn. Trẻ mắc tự kỷ được can thiệp sớm trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển tăng cao khả năng thích nghi với môi trường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%, sau 2 tuổi tỷ lệ này chỉ còn 50% và giảm dần khi phát hiện muộn hơn nữa. | Trầm cảm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Hiện nay các phương pháp điều trị chính là dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, shock điện, kích thích từ xuyên sọ. |
Nếu vẫn chưa phân biệt được giữa tự kỷ và trầm cảm, bạn có thể làm thêm một số bài test chuyên sâu tại đây:
- Bài test đánh giá Lo âu - trầm cảm - stress DASS21
- Bài Test đánh trẻ giá tự kỷ - Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi (CARS)
Cả 2 chứng tự kỷ và trầm cảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài, nhất là đối với trẻ em.
Tuy nhiên, mỗi chứng bệnh lại biểu hiện khác nhau, do đó cha mẹ cần theo dõi, sớm cho trẻ đi khám chuyên khoa Tâm bệnh và tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp trẻ có biểu hiện, hành vi bất thường.
Khám và tư vấn rối loạn tâm thần qua Video với bác sĩ từ xa
Hiện nay, nếu chưa đi khám được hoặc mong muốn việc đi khám thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Qua một số triệu chứng, bác sĩ sẽ có nhận định ban đầu và tư vấn điều trị cho phù hợp.
Thông tin bác sĩ rõ ràng, minh bạch, bạn được lựa chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp với mình. Vì vậy, khám online bệnh tâm thần ngày càng được nhiều lựa chọn.
BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp.
Nội dung bài viết trên đây được sự chia sẻ và đóng góp chuyên môn bởi chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng.
2. https://voh.com.vn/suc-khoe/su-khac-nhau-giua-tu-ky-va-tram-cam-258983.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 bệnh viện, phòng khám Trầm cảm (Tâm lý) uy tín ở Hà Nội (phần 1)
Bệnh trầm cảm khám ở đâu tốt Hà Nội?
Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và thoát khỏi trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá
Chi phí khám, tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi