Viêm dạ dày có tự khỏi được không là một câu hỏi được nhiều bệnh nhân viêm dạ dày quan tâm, thắc mắc. Cùng BookingCare tham khảo ý kiến của các chuyên gia tiêu hóa để giải đáp vấn đề này.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Tiêu hóa Hồ Lê Bá Đạt.
Viêm dạ dày có thể tự khỏi trong một số trường hợp khi nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ và bệnh được phát hiện khi vẫn ở giai đoạn ban đầu. Khi này, bệnh nhân sẽ không cần bắt buộc phải uống thuốc mà chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh để giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát.
Trong trường hợp viêm dạ dày liên quan đến các yếu tố khác như nhiễm khuẩn HP, viêm nhiễm do bệnh lý khác, việc tự khỏi sẽ khó hơn. Trong những trường hợp này, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, điều trị theo đúng hướng dẫn và thay đổi lối sống lành mạnh là rất quan trọng.
Các cách chữa dạ dày tại nhà kể trên chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, vì phương pháp này không mang tính đặc trị, chỉ có công dụng hỗ trợ và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để chữa viêm dạ dày là một trong những cách đơn giản và cần thiết. Dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, việc ăn uống khoa học cũng sẽ hỗ trợ rất tốt quá trình chữa bệnh của bạn.
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến công nghiệp vì chúng có nhiều thành phần tổng hợp và chất bảo quản, ví dụ như các loại bánh kẹo ngọt, thịt cá hộp, các loại thức ăn chứa chất béo công nghiệp như margarine. Thay vào đó là thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu tươi sống.
Tránh đồ uống có gas, đường, có chất kích thích và nên uống đủ nước mỗi ngày tùy nhu cầu vận động của mỗi cá nhân, trung bình 2 – 3 lít nước.
Chia các bữa ăn thành số lượng nhỏ hơn, nhưng không bỏ bữa sáng, và thời gian ăn bữa tối trong ngày nên hơn ba giờ trước khi đi ngủ.
Hạn chế dùng các thực phẩm gây kích thích đường tiêu hóa: rượu bia, thức uống chứa caffeine, trà, trái cây có độ axit cao như cà chua và một số loại trái cây họ cam chanh, thức ăn chiên ngập dầu và thức ăn nhiều thịt mỡ.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ cây xanh (súp lơ, bí, cải thìa, cải ngọt, bắp cải,...) và hoa quả (lựu, dưa hấu, táo, lê, ổi, kiwi…), thực phẩm dễ tiêu hóa (thịt nạc, ức gà, cá, tôm,...), trong trường hợp cần thiết có thể cần sử dụng các loại vitamin tổng hợp phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu thể chất.
Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn probiotics từ các loại thức ăn lên men như sữa chua lên men tự nhiên, kefir, kombucha, hoặc kim chi nhưng với liều lượng thích hợp
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh còn cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Điều này giúp rút ngắn quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vận động và luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng.
Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa nhằm hỗ trợ điều hòa chức năng và hoạt động co bóp của dạ dày, từ đó, hạn chế các cơn đau.
Thần kinh và hệ tiêu hóa có sự liên kết mật thiết nên người bệnh cần kiểm soát tốt căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm.
Bỏ thuốc lá, thuốc lá làm tổn thương đến sự lành lặn của niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Áp dụng các mẹo dân gian
Thực phẩm tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ, đau ít. Người bệnh có thể dùng phần thịt của nha đam làm thành nước uống để chữa vết viêm, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế nồng độ axit trong dịch vị dạ dày.
Sự kết hợp giữa nghệ vàng và mật ong cũng mang lại khả năng kháng viêm, làm lành vết loét dạ dày, giảm đầy hơi và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.
Nước ép rau bắp cải cũng được nghiên cứu cho thấy có khả năng kháng viêm, làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày…
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về căn bệnh viêm dạ dày.