Hiện nay, đối tượng viêm dạ dày tăng cao đặc biệt ở người trẻ, dân văn phòng do thói quen ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các cơn đau ở vùng thượng vị, đau lúc đói, đau lúc no, đau âm ỉ, đặc biệt đau tăng sau ăn, hoặc buồn nôn, nôn ói, chán ăn là dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày.
Cùng BookingCare tìm hiểu cách chữa viêm dạ dày cụ thể trong bài viết dưới đây:
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Tiêu hóa Hồ Lê Bá Đạt.
Như có đề cập ở bên trên, một trong những nguyên nhân khiến viêm dạ dày phổ biến là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Thay đổi lối sống là điều kiện quan trọng để giúp chữa lành viêm dạ dày và tránh tái phát bệnh
Các loại thuốc dùng để điều trị viêm dạ dày bao gồm:
Phác đồ điều trị tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.p) được bác sĩ chỉ định khi chẩn đoán phát hiện có vi khuẩn H.p. Phác đồ sẽ bao gồm 1 loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) kết hợp với 2 loại kháng sinh, có hoặc không kèm một loại thuốc thứ 4 là bismuth.
Tùy thuộc vào sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H.p mà mỗi quốc gia hoặc khu vực sẽ có khuyến cáo điều trị khác nhau. Thời gian điều trị thông thường là 2 tuần.
Từng phác đồ điều trị tiệt trừ H.p khác nhau sẽ có các tác dụng phụ khác nhau, nhưng đặc điểm chung thường gây uể oải, mệt mỏi, đắng miệng, vị kim loại, do đó người bệnh cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tăng tuân thủ điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc.
Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm tiết acid bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất acid trong dạ dày. Các loại thuốc này có ở dạng kê đơn và không kê đơn, dạng không kê đơn có thể dùng để điều trị trong 1 khoảng thời gian điều trị ngắn trong vòng 2 tuần. Việc sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton hơn 2 tuần cần có sự theo dõi và giám sát của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Các loại thuốc ức chế bơm proton khi sử dụng trong thời gian dài với liều cao có thể gây tác dụng phụ: Mất khoáng chất ở xương gây ra nhiều triệu chứng của bệnh loãng xương; loạn khuẩn ở đường ruột; hoặc xuất hiện các tổn thương tân sinh, hay còn gọi là polyp ở niêm mạc dạ dày.
Hay còn gọi là thuốc chẹn histamin H2: Thuốc có tác dụng giảm lượng axit được đưa vào trong hệ tiêu hóa. Giúp giảm dấu hiệu viêm dạ dày và thúc đẩy chữa lành tổn thương.
Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Phản ứng thường xuất hiện khi sử dụng thuốc là tiêu chảy hoặc táo bón tùy thuốc vào hoạt chất trong thuốc.
Chúng giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày ngay lập tức nhưng thường không được sử dụng như một phương pháp điều trị chính. Thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn axit hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Ngoài ra còn có các loại thuốc các cũng được sử dụng trong các trường hợp Viêm dạ dày khác nhau như các loại thuốc bảo vệ niêm mạc (Sucrafate, rebamipide, misoprostol), thuốc acid mật (ursodeoxycholic acid)…
Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp điều trị cho các trường hợp Viêm dạ dày cấp nặng sinh mủ do vi khuẩn có nguy cơ thủng gây nguy hiểm đến tính mạng
Như vậy tùy theo tình trạng bệnh viêm dạ dày mà sẽ có những cách điều trị khác nhau, bệnh nhân muốn điều trị đúng cách và dứt điểm thì nên chủ động thăm khám, tái khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.