Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Gây đau bụng, đại tiện bất thường, đầy bụng, trướng bụng khó tiêu.

Viêm đại tràng là một trong những bệnh tiêu hóa có tỷ lệ người mắc phải cao. Theo thống kê của Hiệp hội Tiêu hóa Việt Nam, có tới khoảng 20 - 25% người Việt có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.
Tuy nhiên, hầu hết không phát hiện và điều trị sớm, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
Mỗi khi bị các triệu chứng viêm đại tràng hành hạ, người bệnh luôn cảm thấy khó ở, mệt mỏi, đứng ngồi không yên, không thể vui chơi hay tập trung làm việc được.
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng (còn gọi là ruột già) là phần cuối cùng của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Chức năng chủ yếu của đại tràng là tiết dịch đại tràng, tổng hợp vitamin, hấp thu nước và muối, tạm thời chứa bã thức ăn, hình thành phân để bài tiết ra ngoài.
Viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng vị viêm nhiễm. Phân ở đại tràng có hệ vi sinh vật rất phức tạp, gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng các chất độc giải phóng ra như CO2, CH4, H2S…
Vì vậy, đại tràng rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến đến sinh hoạt hàng ngày: uống nhiều rượu bia thuốc lá, căng thẳng trong công việc, stress, dùng các thức ăn bảo quản không tốt, khó tiêu…
Viêm đại tràng có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng.
Cần phân biệt viêm đại tràng với bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…) là những bệnh gây rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương ở thực thể đại tràng.

Triệu chứng viêm đại tràng
Những cơn đau đại tràng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bệnh có triệu chứng đa dạng, nhưng bệnh phổ biến nhất là viêm đại tràng mãn tính, với biểu hiện là đau bụng, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, bụng dạ không yên ổn, hay bị đầy bụng, trướng bụng khó tiêu hoặc sôi bụng nên thường chán ăn, sợ ăn...
Viêm đại tràng có thể có các dạng biểu hiện sau:
Đi lỏng và đau bụng
- Đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đại tiện xong thì mới hết đau, mỗi ngày đại tiện 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều.
- Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát, trong dân gian gọi là phân sống.
- Trước mỗi lần đi đại tiện, có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng hay ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau đại tiện được thì hết đau bụng và dễ chịu.
Táo bón và đau bụng
- Người bệnh bị táo bón, phân khô và cứng, đau bụng có thể làm cho bệnh nhân bị khó chịu, đau quặn từng cơn, đại tiện được bụng giảm đau hoạc hết đau, trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
Táo bón và đi lỏng xen nhau
- Người bệnh bị từng đợt táo bón xen kẽ với một đợt đi lỏng, cứ như thế nhiều tháng hay nhiều năm, ngoài táo bón và đi lỏng xen kẽ có thể xuất hiện thêm đau bụng từng cơn, đau dọc khung đại tràng , bụng đầy hơi khó chịu.
- Diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng bệnh nhân cũng như sinh hoạt thường không thay đổi.
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán tình trạng và có hướng điều trị đúng cách.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không
Bệnh viêm đại tràng thường diễn biến chậm. Tuy nhiên, càng để lâu thì tình trạng này càng dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, dinh dưỡng và thể chất cũng như tinh thần người bệnh.
Viêm đại tràng nếu không được điều trị và có cách ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì có thể dẫn tới viêm mạn tính, tổn thương niêm mạc đại tràng nặng lên, có thể dẫn tới viêm loét và xuất huyết, thủng đại tràng, tăng nguy cơ ung thư đại tràng...
Nếu để bệnh lâu 8 - 10 năm, có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng - nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.
Điều trị viêm đại tràng
Khi có những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng nên đi khám, nội soi để được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời (cũng là để loại trừ các bệnh cần can thiệp phẫu thuật như: polyp đại tràng hay ung thư…).
Không được tự chuẩn đoán và tự tìm thuốc uống vì viêm đại tràng không điều trị đúng cách sẽ càng nặng hơn, dễ kích ứng và khó chữa trị.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng hoạc can thiệp ngoại khoa.
Ngoài điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh viêm đại tràng cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, giảm các chất kích thích, không nên ăn chất xơ dạng không tan để không ảnh hưởng đến thành ruột, giảm tối đa lượng chất béo, không ăn đồ cay, thức ăn ôi thiu hay nhiễm khuẩn…
Viêm đại tràng liên quan nhiều đến sinh hoạt, làm việc, bệnh có thể phòng bằng chế độ ăn hợp lý, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thức ăn lên men, tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng.
Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng 1 lần, hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa sống, tập thể dục mỗi ngày.
Xem thêm Video
Biến chứng nguy hiểm của Viêm đại tràng
- Thực hiện: Sức khỏe đời sống
- Thời lượng: 03 phút 15 giây
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa viêm đại tràng mãn tính. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Bác sĩ khám tư vấn bệnh đại tràng từ xa thông qua Video, bệnh nhân ở nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả.
2. http://dantri.com.vn/suc-khoe/khong-dieu-tri-som-benh-dai-trang-nguy-hiem-khon-luong-1432079917.htm
3. http://suckhoedoisong.vn/benh-viem-dai-trang-co-nguy-hiem-khong-n97447.html
4. https://www.youtube.com/watch?v=g_tPgHw40xA
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Tuyển dụng
- Chương trình khuyến mãi