Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 15/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Trào ngược dạ dày thực quản khiến lòng thực quản bị viêm, nhược cơ thắt làm cho miệng thực quản thường xuyên mở, khiến dịch trào ngược lên họng, lên cả mũi xoang, tai và tràn sang cả thanh khí quản vào phổi

Dịch axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản, họng
Dịch axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản, họng

Trào ngược dạ dày là thuật ngữ dùng để chỉ sự tràn chất dịch từ dạ dày lên thực quản qua lỗ tâm vị. Trào ngược dạ dày thực quản trở thành bệnh lý khi nó xảy ra thường xuyên, gây nên các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát và điều trị, có thể gây ảnh hướng đến Tiêu hóa: chảy máu thực quản, viêm loét dạ dày và chít hẹp thực quản... Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ra các hệ quả khác như bệnh về đường hô hấp, viêm thanh quản, viêm họng hạt, viêm tai giữa... 

Cơ chế gây bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản khiến lòng thực quản bị viêm, nhược cơ thắt làm cho miệng thực quản thường xuyên mở. Đặc biệt vào lúc ngủ đưa dịch thực quản dạ dày tự do trào ngược lên họng, lên cả mũi xoang, tai và tràn sang cả thanh khí quản vào phổi.

Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm họng, viêm tai và các bệnh về hô hấp là do lượng dịch axit đưa lên vùng hầu họng theo 2 cơ chế:

  • Cơ chế thứ nhất: Lượng dịch đưa lên vùng hầu họng quá nhiều, gây kích thích vùng hầu họng. Bản chất niêm mạc hầu họng là vùng rất nhạy cảm, với lượng axit quá nhiều dẫn đến viêm tế bào, viêm họng, viêm tai giữa, khàn giọng, khó nuốt ở vùng cổ.
  • Cơ chế thứ 2: do dịch mật tràn vào vùng hầu họng, thanh quản gây kích thích thần kinh, khiến cơ vòng thực quản mở đóng thất thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến tăng áp lực ở dạ dày, từ đó axit tiếp tục bị trào lên.

Phân biệt viêm họng do trào ngược với các bệnh viêm họng khác

Ho, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản khác hẳn với ho do viêm phế quản, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Với các bệnh nhân bị trào ngược, điều trị cần kết hợp phác đồ của các bác sĩ tiêu hóa với bác sĩ tai mũi họng mới đạt được hiệu quả cao.

Sự khác biệt điển hình giữa bệnh nhân tiêu hóa và bệnh nhân Tai Mũi họng (Koufman, 1991) 

 Tiêu chí Tiêu hóa Tai mũi họng 
Triệu chứng 

Ợ nóng /hoặc trớ 

Có 

Không 

Khàn giọng, khó nuốt, nghẹn, khạc đàm, ho...

Không 

Có 

Nội soi 

Viêm thực quản/nội soi 

Có 

Không

Viêm thanh quản 

Không 

Có 

Xét nghiệm cận lâm sàng 

Phim chụp XQuang thực quản bất thường 

Có 

Đôi khi 

Theo dõi pH thực quản 

Có 

Có 

Theo dõi pH hầu 

Không 

Có 

Kiểu trào ngược 

Nằm (đêm)

Có 

Đôi khi 

Đứng (thức)

Đôi khi 

Có 

Phương pháp điều trị 

Họng nằm ở giữa ngã ba đường ăn, đường thở vì vậy bệnh học của họng không thể tách rời bệnh học của mũi xoang và dạ dày thực quản. Muốn khỏi được loại viêm họng này, người bệnh cần kiểm soát được các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày là bệnh đòi hỏi phải kiên trì điều trị. Có người uống thuốc vài tháng, có người đến hàng năm mới kiểm soát được bệnh. Người bệnh cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, thói quen ăn uống cùng với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp có thể điều trị bằng biện tháp can thiệp.

Tạo thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh

  • Ăn uống: Ăn uống một cách khoa học cũng là một giải pháp tránh tình trạng trào ngược dịch dạ dày. Hạn chế thực phẩm có chất kích thích, như cafe, nước có ga; các thực phẩm giàu chất béo như socola, mỡ động vật, bơ…
  • Tâm lý: Nhiều quan điểm cho rằng stress trong cuộc sống là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng trào ngược này. Do vậy, giải tỏa căng thẳng là rất cần thiết.
  • Ngủ nghỉ: Trước hết, người bệnh duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ từ 22h là tốt nhất. Thông thường các hiện tượng trào ngược thường hay xảy ra trong khi nằm, khi cơ thắt thực quản dưới yếu. Do vậy, lời khuyên cho người bệnh là hãy kê cao đầu khi đi ngủ bằng một chiếc gối khoảng 15 đến 20cm. 

Sử dụng thuốc

  • Thuốc trung hòa acid: Có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là: các muối nhôm, các muối magnesi cùng các sản phẩm như alusi, maalox. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp trào ngược nhẹ.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole... thường phù hợp cho trào ngược họng - thanh quản.

Tuy nhiên sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm axit trong dạ dày, thức ăn tiêu hóa kém hơn, dạ dày đầy chướng gây tác động ngược lại lên cơ thắt thực quản dưới nên trào ngược vẫn có thể xảy ra. Do vậy, chỉ dùng thuốc để khắc phụ trào ngược tạm thời, không điều trị lâu dài được.

Sử dụng biện pháp can thiệp

Phẫu thuật là cần thiết đối với những bệnh nhân đã diễn tiến nặng, và gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho các mô tế bào khác, hoặc các bệnh nhân điều trị lâu dài nhưng không hiệu quả. Phẫu thuật giúp tạo một van mới vùng cơ tâm vị nhằm mục đích ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào lên thực quản và họng.

Khám và điều trị ở đâu tốt?

Để điều trị dứt điểm ho, viêm họng do trào ngược, cách tốt nhất là kiểm soát chính bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi dịch axit không tác động vào vùng hầu, họng nữa thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Do vậy, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tiêu hóa. Tùy tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể, nhiều trường hợp phải kết hợp giữa bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ tai mũi họng mới điều trị khỏi bệnh. 

Một số địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý đường Tiêu hóa uy tín tại Hà Nội:

  • Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
    • Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, Số 78 đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  • Khoa phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Việt Đức
    • Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E
    • Địa chỉ: Số 89 đường Trần Cung - Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
    • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  •  Phòng khám đa khoa Hoàng Long
    • Địa chỉ: Tầng 10, tòa VCCI, số 9 Đào Duy Anh - Hà Nội

Nếu trường hợp người bệnh ho, viêm họng nhưng chưa biết nguyên nhân là gì, cũng có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Tai mũi họng. Nếu phát hiện do trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ khuyên bạn đến kiểm tra tại các chuyên khoa Tiêu hóa.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.youtube.com/watch?v=QZrhwUEJ4h4
2. http://dantri.com.vn/tu-van/viem-hong-do-trao-nguoc-pho-bien-nhung-it-nguoi-biet-1434986694.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/