Trào ngược dạ dày thực quản là gì, nên đi khám ở đâu?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 09/03/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Bệnh thường gặp ở nhiều người hiện nay và dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác nên khó điều trị.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh có xu hướng gia tăng ở nước ta trong thời gian gần đây. Các triệu chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh Tiêu hóa khác nên có thể bị chẩn đoán sai và khó điều trị. 

Vậy trào ngược dạ dày thực quản là gì, triệu chứng ra sao và đi khám thế nào thế nào cho hiệu quả?

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Stress, những thói quen sinh hoạt không khoa học và những yếu tố khác... là những tác nhân gây bệnh và khiến bệnh nặng hơn.

Triệu chứng thường gặp của bệnh như ợ nóng, ợ chua, ngoài ra còn có một số biểu hiện căn bản khác như: ợ lên đồ ăn, hoặc ợ ra acid trong khi ngủ hoặc lúc sáng dậy, hôi miệng, trào ngược thức ăn (khi nằm xuống),cảm giác chua trong miệng, khó chịu vùng thượng vị, ngủ dậy hay có cảm giác xót ruột...

Các bệnh lý Tai Mũi Họng liên quan đến trào ngược

  • Viêm thanh quản sau: phù nề, sưng đỏ, phì đại biểu mô thanh môn
  • Hạt, polyp, loét hoặc granuloma dây
  • Thoái hóa dạng polyp của dây thanh (phù Reinke)
  • Hẹp hạ thanh môn hoặc khí quản
  • Carcinoma thanh quản hoặc vùng hầu
  • Viêm họng và phù nề họng
  • Túi thừa
  • Mềm sụn khí quản
  • Viêm 
  • Mài mòn răng và mảng bám răng. 

Triệu chứng lâm sàng

  • Triệu chứng của trào ngược họng - thanh quản theo (LPR)

Khàn giọng

71%

Ho mạn tính

51%

Cảm giác tắc nghẽn vùng hầu

47%

Ợ nóng/trớ

43%

Khạc đàm mạn tính

42%

Khó nuốt

35%

Thang điểm đánh giá trào ngược dạ dày - thực quản

Trong 1 tháng nay, có những triệu chứng nào   dưới đây và mức độ ra sao?

0 = Không có triệu chứng

5 = Triệu chứng trầm trọng

Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói

0

1

2

3

4

5

Tằng hắng – khịt khạc

0

1

2

3

4

5

Họng nhiều đờm hoặc đờm chảy sau họng

0

1

2

3

4

5

Khó nuốt thức ăn, nước, thuốc

0

1

2

3

4

5

Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm xuống

0

1

2

3

4

5

Khó thở hoặc cơn ngộp thở

0

1

2

3

4

5

Ho gây khó chịu, bực dọc

0

1

2

3

4

5

Cảm giác vướng, như vật lạ ở họng

0

1

2

3

4

5

Nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi

0

1

2

3

4

5

  • < 5 điểm: không bị trào ngược dạ dày - thực quản
  • từ 5 - 10 điểm: theo dõi trào ngược dạ dày - thực quản
  • > 10 điểm: > 95% khả năng là trào ngược dạ dày - thực quản 

Khác biệt giữa bệnh nhân Tiêu hóa và bệnh nhân Tai Mũi họng (Koufman, 1991) 

 

Tiêu hóa

Tai mũi họng

Triệu chứng

 

 

Ợ nóng và/hoặc trớ

Không

Khàn giọng, khó nuốt, nghẹn, khạc đàm, ho…

Không

Nội soi

 

 

Viêm thực quản/nội soi

Không

Viêm thanh quản

Không

Xét nghiệm cận lâm sàng

 

Tiêu hóa

Tai mũi họng

Các xét nghiệm chẩn đoán

 

 

Phim chụp XQ thực quản bất thường

Đôi khi

Theo dõi pH thực quản

Theo dõi pH hầu

Không

Kiểu trào ngược

 

 

Nằm (đêm)

Đôi khi

Đứng (thức)

Đôi khi

Máy nội soi sử dụng trong thăm khám bệnh lý Tiêu hóa và Tai Mũi họng
Máy nội soi sử dụng trong thăm khám bệnh lý Tiêu hóa và Tai Mũi họng

Xem thêm Video

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày - thực quản nên đi khám ở đâu?

Khi gặp các vấn đề về bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh nhân nên đi khám tại các đơn vị chuyên khoa Tiêu hóa.

Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày - thực quản gây ra các vấn đề về bệnh lý mũi họng như là: đau họng, rát họng, khó nuốt, khạc đờm, ho, viêm thanh quản... thì bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám, điều trị hiệu quả. 

Như vậy, tùy theo triệu chứng cụ thể mà người bệnh nên cân nhắc khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa hoặc bác sĩ Tai Mũi họng.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh đau dạ dày từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video từ xa

Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. https://www.youtube.com/watch?v=OTVpsgHxEgE
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/