Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm - Ảnh: BookingCare

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 11/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là những thông tin giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này. 

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng phổ biến sau nhiễm trùng huyết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh có thể bị tử vong sau viêm phổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu đúng về bệnh để có kiến thức cơ bản và cách xử trí kịp thời. 

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh khi viêm phổi là ho và ho ra chất nhầy ướt hoặc đờm. Ngoài ra, trẻ sẽ có các dấu hiệu nhiễm trùng và dấu hiệu hô hấp điển hình như:

Dấu hiệu nhiễm trùng

Bú kém, bỏ bú, nôn ói, chướng bụng, sốt hoặc hạ thân nhiệt, giảm phản xạ, lừ đừ,…

Dấu hiệu hô hấp

Ho, khò khè, khó thở, nhịp thở  60 lần/ph, thở co lõm ngực, thở rên, cơn ngưng thở > 20 giây, tím tái, spo2 < 90%

Trẻ sơ sinh có nhiều triệu chứng viêm phổi khác nhau tùy thuộc vào thời điểm trẻ bị nhiễm bệnh. Viêm phổi sơ sinh được phân thành 2 loại: 

1. Viêm phổi sớm xuất hiện trước 3 ngày tuổi:

Viêm phổi bẩm sinh là 1 phần của viêm phổi sớm, mắc phải trong tử cung và thường xuất hiện ngay sau sanh. Viêm phổi bẩm sinh mắc phải do hít nước ối nhiễm khuẩn, sự nhiễm khuẩn tăng do các màng ối bị gián đoạn, hoặc theo đường máu qua nhau thai. 

Viêm phổi sớm cũng có thể mắc phải trong lúc sanh do hít nước ối nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn thường trú đường sinh dục mẹ. 

Các nguyên nhân nhiễm khuẩn của viêm phổi bao gồm: Streptococcus nhóm B, Klebsiella, Enterobacter, Streptococci nhóm A, Staphylococcus, Listeria monocytogenes. 

Các nguyên nhân siêu vi của viêm phổi sớm bao gồm Herpes simplex, Adenovirus, Enterovirus, quai bị, Rubella. Nhiễm TORCH khác bao gồm nhiễm CMV, giang mai, và nhiễm toxoplasma. Ngoài ra còn do nấm như Candida. 

2. Viêm phổi muộn xuất hiện sau 3 ngày tuổi:

Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra. 

Viêm phổi khởi phát muộn thường gây ra bởi các sinh vật thường trú ở trẻ mới sinh trong lúc ở bệnh viện bao gồm Staphylococci coagulase – negative và Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, E.coli, Klebsiella, Serratia, Enterobacterdoacae, Pseudomonas, Bacillus cereus, Citrobacter và Clamydiatrachomatis. 

RSV là tác nhân siêu vi phổ biến nhất gây viêm phổi khởi phát muộn, các nguyên nhân siêu vi khác gồm adenovirus, enterovirus, parainfluenza, rhinovirus, và các siêu vi gây cúm hoặc do nấm candida.

Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp sau: 

  • X-quang ngực
  • Xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn trong máu, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ
  • Đo SpO2
  • Xét nghiệm đờm trong một số trường hợp để tìm vi khuẩn….

Viêm phổi do vi khuẩn có thể lây lan nên các bác sĩ có thể xét nghiệm nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh, bao gồm cả chọc dò tủy sống ( chẩn đoán viêm màng não).

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng các túi khí nhỏ của phổi (phế nang) và các mô xung quanh chúng. Nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. 

Viêm phổi bẩm sinh: Xảy ra trước khi sinh, những tháng cuối của thai kỳ, vi khuẩn (Mycobacteria lao, Treponema Pallidum, Listeria monocytogenes), vi rút (Rubella, Cytomegalovirus, Herpes simplex) qua nhau thai vào thai nhi gây viêm phổi ngay sau khi sinh.

Viêm phổi xảy ra khi sinh: Chủ yếu do mẹ bị nhiễm trùng đường sinh dục hoặc vỡ ối sớm, vi khuẩn tấn công trẻ sơ sinh gây viêm phổi. Các loại vi khuẩn thường gặp bao gồm: Listeria monocytogenes, Enterobacter, E.Coli, Streptococcus nhóm B, Klebsiella, Proteus.

Viêm phổi sau sinh: Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn từ môi trường xung quanh, chủ yếu gặp ở trẻ nhập viện hoặc môi trường sống không đảm bảo. Một số vi khuẩn thường là nguyên nhân gây viêm phổi sau sinh ở trẻ sơ sinh là: Klebsiella, S.Aureus, S.Pneumoniae, H.influenzae, Pseudomonas.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ:

  • Trẻ em cũng có thể bị viêm phổi do hít phải phân su. Đây là trường hợp viêm phổi nặng cần được điều trị ngay
  • Trong quá trình sinh nở, hồi sức sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu không đảm bảo yêu cầu vô trùng, trẻ dễ bị nhiễm trùng từ dụng cụ y tế, môi trường và người chăm sóc, gây viêm phổi;
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân do phản xạ thực quản chưa trưởng thành, cử động cơ không đều hoặc trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến viêm phổi;
  • Thói quen chăm sóc trẻ sai cách: Ủ trẻ quá ấm, đổ mồ hôi nhiều nhưng không thay quần áo, gây ra mồ hôi . mồ hôi toát ra và trẻ bị lạnh; sử dụng thiết bị làm mát không đúng cách; 

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tất cả trẻ sơ sinh bị viêm phổi cần phải nhập viện. Nếu trẻ sơ sinh bị viêm phổi và được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu không được điều trị sớm, viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng. 

Bởi với trẻ sơ sinh, bộ máy hô hấp còn non nớt, đường thở hẹp và ngắn nên khi bị viêm dễ gây phù nề niêm mạc đường thở, khiến trẻ khó thở và viêm nhiễm dễ lây lan. rộng. Chính vì vậy bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường diễn biến rất nhanh và nặng.

Một số biến chứng có thể gặp của viêm phổi ở trẻ sơ sinh: viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch... 

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý giúp hạn chế nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh: 

  • Trong thời gian mang thai, bà bầu cần đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và can thiệp khi có vấn đề sức khỏe bất thường có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Sinh con tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé sau khi sinh.
  • Trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến ít nhất 24 tháng tuổi..
  • Người chăm sóc nên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây vi khuẩn sang trẻ.
  • Dụng cụ chăm sóc trẻ cần phải sạch sẽ, khô ráo, vô trùng và tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm. 
  • Rửa tay, sử dụng găng tay và khử trùng bề mặt cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi khởi phát muộn.
  • Luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc.
  • Luôn vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phòng ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, kín gió mỗi khi thời tiết trở lạnh.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu về hô hấp, không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà, mà cần phải đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế gần nhất, đây là cách phòng tránh viêm phổi cho trẻ sơ sinh an toàn mà không sợ bị tác dụng phụ từ thuốc.
  •  Theo dõi sát trẻ để phát hiện những triệu chứng nặng, như: khó thở, thở co lõm ngực, sốt, thở nhanh…., phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay và điều trị kịp thời.
  •  Nên tiêm chủng vaccin theo đúng lịch, việc này sẽ giúp bảo vệ chống lại một số bệnh hô hấp gây ra do Hib (H. influenzae), phế cầu…
  • Tiêm chủng cho bà mẹ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC XEM NHƯ NHIỄM KHUẨN NẶNG

Viêm phổi sơ sinh được xem như viêm phổi nặng nên phải chích kháng sinh, do đó trẻ phải nhập viện.

  • Kháng sinh qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch)
  • Đôi khi máy thở hoặc các phương pháp điều trị khác

Để điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ cho dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Một khi họ xác định được tác nhân  cụ thể, họ có thể điều chỉnh loại kháng sinh.

Ngoài liệu pháp kháng sinh, có thể cần đến các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như sử dụng máy thở, dịch truyền tĩnh mạch, truyền máu và huyết tương, các loại thuốc hỗ trợ huyết áp và tuần hoàn….

Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. 

Lưu ý, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà. 

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm khuẩn đáng lo ngại mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Có những kiến thức cơ bản về bệnh giúp cha mẹ hiểu và xử trí bệnh kịp thời. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết