Xem ngay: Cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà
Cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà
Cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

Tác giả: - Xuất bản: 23/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 23/01/2024
Chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Lao phổi là một trong những căn bệnh hô hấp nguy hiểm có khả năng lây nhiễm rất cao. Chính vì vậy, chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà như thế nào để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người là một nỗi băn khoăn to lớn.

Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc điều trị lao phổi

Thông thường, thời gian điều trị lao phổi tốn khá nhiều thời gian, có thể mất từ 6 - 9 tháng hoặc nhiều hơn tùy vào tình trạng bệnh cụ thể. Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp và điều trị tại nhà khi đủ điều kiện.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc mà người bệnh và cả người thân cần nắm rõ để có thể hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn:

  • Lên lịch uống thuốc cố định hàng ngày vào một giờ.
  • Bảo quản thuốc trong hộp kín, để nơi thoáng mát, dễ nhớ.
  • Nếu quên uống thuốc 1 liều, người bệnh hãy tiếp tục chờ đến khung giờ tiếp theo để uống thuốc, không uống bù thành 2 lần. Trường hợp người bệnh quên uống thuốc nhiều lần (từ 2 lần trở lên), hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn. 
  • Tuyệt đối không được phép ngừng sử dụng thuốc giữa chừng khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Việc này có thể dẫn đến bệnh lao kháng thuốc và tăng khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cách chăm sóc người bệnh lao phổi hiệu quả tại nhà

Phòng ngừa lây bệnh cho người thân

Khi chăm sóc người thân bị lao phổi tại nhà, người nhà cần đảm bảo những điều sau đây:

  • Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho. 
  • Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên. 
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), có ánh nắng. 
  • Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.Người bệnh nên tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền hoặc hệ miễn dịch yếu khi mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV/AIDS, suy thận,...

Chăm sóc người bệnh lao phổi

Người bệnh lao phổi cần được điều trị đặc biệt để đạt được kết quả tốt nhất, người nhà nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người bệnh là điều cực kì quan trọng. Người bệnh lao phổi dễ rơi vào trạng thái bị quan, chán nản, không còn hy vọng điều trị. Tuy nhiên, lao phổi có khả năng trị khỏi, người nhà cần xây dựng tinh thần thật tốt, động viên, khuyên nhủ và sẻ chia mọi lúc. Không kỳ thị, xa lánh người bệnh.

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất

Sức khỏe của người bệnh lao phổi thường không được tốt. Chính vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng cơ thể thông qua các chất dinh dưỡng có trong thực đơn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng.

Khẩu phần ăn cho người bệnh lao cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng như: kẽm (có trong thịt bò, ngũ cốc và các loại hạt), đạm (có trong trứng, thịt, đậu phụ), sắt (có trong nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành), vitamin (có trong rau củ, hoa quả, cá biển, chuối, khoai tây và súp lơ)...

Khi cơ thể quá mệt mỏi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng như cháo, các món hầm mềm, nhừ,... giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ chất.

  • Chú ý chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt

Người bệnh lao phổi cần nghỉ ngơi thật tốt, ngủ đủ giấc (cả buổi tối và buổi trưa) để cơ thể phục hồi năng lượng tốt nhất.

Nếu trạng thái sức khỏe cho phép, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn, lưu thông khí huyết. Có thể đọc sách, chơi cờ, đi bộ nhẹ nhàng, vươn vai hít thở,..., không khạc nhổ bừa bãi.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ

Người bệnh lao phổi cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như môi trường xung quanh như: phòng ngủ, nhà vệ sinh,...

Mở cửa sổ phòng để không khí được lưu thông, tận dụng ánh sáng mặt trời Trên đây là một số chia sẻ hữu ích từ chuyên gia hô hấp. Trong quá trình chăm sóc điều trị tại nhà, nếu người bệnh xuất hiện dấu hiệu lạ hoặc chuyển biến xấu, cần tới bệnh viện kiểm tra sớm để được hỗ trợ kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết