Xét nghiệm nội tiết tố nam: Là gì Khi nào cần? Các loại xét nghiệm?
Xét nghiệm nội tiết tố nam
Xét nghiệm nội tiết tố nam: Là gì Khi nào cần? Các loại xét nghiệm?

Xét nghiệm nội tiết tố nam: Là gì Khi nào cần? Các loại xét nghiệm?

Tác giả: - Xuất bản: 10/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 10/11/2023
Dưới đây là thông tin về xét nghiệm nội tiết tố nam bạn cần biết.

Xét nghiệm nội tiết tố nam cũng quan trọng không kém xét nghiệm nội tiết tố nữ tuy nhiên lại chưa được các anh em chú ý nhiều.

Hormone nội tiết nam có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của nam giới. Nồng độ hormone này suy giảm có thể dẫn đến các vấn đề về sinh lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc xét nghiệm nội tiết tố nam là cần thiết. 

Xét nghiệm nội tiết tố nam là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nam là các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá sự cân bằng và hoạt động của các hormone nam trong cơ thể.

Các hormone sinh dục như FSH (follicle-stimulating hormone), LH (luteinizing hormone), testosterone, androgen, prolactin, estradiol.... đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì các đặc tính nam tính, cũng như sự phát triển và hoạt động của các tế bào sinh dục nam.

Khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nam?

Có một số tình huống mà việc xét nghiệm nội tiết tố nam là cần thiết.

Đầu tiên, xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe nam như rối loạn sản xuất hormone, suy giảm hoạt động của tuyến tinh hoàn, và tình trạng không thụ tinh.

Nam giới chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản cũng cần xét nghiệm nội tiết tố nam.

Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố nam cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của việc điều trị hoặc can thiệp y tế liên quan đến các vấn đề về hormone nam.

Các xét nghiệm nội tiết tố nam và ý nghĩa

Cùng tìm hiểu một số xét nghiệm nội tiết tố nam phổ biến, thường được thực hiện bao gồm  FSH, LH , testosterone.

1. Xét nghiệm FSH

Xét nghiệm FSH nhằm đánh giá chức năng dưới đồi, chức năng tuyến sinh dục, tình trạng sinh tinh ở nam giới. Dựa vào xét nghiệm chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá được suy sinh dục có kèm suy hạ đồi với cường hạ đồi hay không.

Thông thường chỉ số FSH ở người bình thường là 2 - 12 mIU/mL.

Chỉ số FSH tăng có nghĩa là quá trình sinh tinh đang có vấn đề,  tinh hoàn không đáp ứng hoặc đáp ứng không tốt với kích thích mà nội tiết sinh dục tạo ra

Chỉ số FSH giảm thì là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến suy tuyến yên hoặc suy hạ đồi.

2. Xét nghiệm LH 

LH là hormone sinh dục được sản xuất bởi tuyến yên của cơ thể. LH kích thích tế bào Leydig trong tinh hoàn sản sinh ra testosterone. Hormone này sẽ kích thích sự sản sinh tinh trùng và làm rõ nét các đặc điểm dậy thì ở nam giới như tóc và lông phát triển, vỡ giọng,...

Chỉ số LH bình thường ở nam giới: 1,7 - 8,6 mIU/mL.

Sự tăng LH quá mức có thể coi là dấu hiệu cảnh báo vô sinh. LH cao có thể do tinh hoàn giảm sản xuất testosterone.

Nếu nồng độ LH quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Hàm lượng không đủ dẫn đến việc giảm kích thích sản sinh ra các hormone sinh dục

3. Xét nghiệm Testosterone

Testosterone là một hormone quan trọng đối với vai trò sinh sản, tình dục ở nam giới. Rối loạn Testosterone có thể gây ra các vấn đề như suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh và có vấn đề về sinh sản.

Thông thường xét nghiệm sẽ được thực hiện vào buổi sáng vì đây là thời điểm nồng độ Testosterone là cao nhất. 

Chỉ số Testosterone mức bình thường sẽ ở khoảng 300 - 1000 ng/dL.

Xét nghiệm nội tiết tố nam thường được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nam thường được diễn giải theo độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác.

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nội tiết tố nam và ý nghĩa của các xét nghiệm nội tiết. Chúng có thể giúp xác định các vấn đề về hormone nam và từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến sức khỏe nam.

Tuy nhiên, việc xét nghiệm nội tiết tố nam chỉ là một phần trong quá trình chẩn đoán và điều trị, và việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết