Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Là gì? Khi nào cần? Các xét nghiệm và ý nghĩa?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ
Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Là gì? Khi nào cần? Các xét nghiệm và ý nghĩa?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Là gì? Khi nào cần? Các xét nghiệm và ý nghĩa?

Tác giả: - Xuất bản: 04/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 22/11/2023
Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về xét nghiệm nội tiết tố nữ và những lưu ý về đối tượng và thời điểm làm xét nghiệm nội tiết tố nữ.

Hệ thống nội tiết tố của người phụ nữ rất phức tạp và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, sản xuất hormone, phát triển tế bào và duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm nhiều xét nghiệm các chỉ số khác nhau, với mục đích theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai cũng như đời sống tình dục ở người phụ nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp phát hiện sớm những rối loạn, bất thường trong hệ nội tiết, từ đó nhanh chóng có phương hướng điều trị kịp thời.

Ai cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Ai cũng có thể làm xét nghiệm nội tiết tố để đánh giá sức khỏe sinh sản của mình, tuy nhiên có một số trường hợp bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này như:

  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều (hoặc rất ít, hoặc rất nhiều) và kỳ kinh kéo dài ngắn không ổn định.
  • Các trường hợp vô kinh nguyên phát (không có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (từng có kinh nguyệt nhưng tự dưng biến mất).
  • Phụ nữ có âm đạo bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đa nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp, thường xuyên đau đầu không tìm ra nguyên nhân,...
  • Người gặp khó khăn trong quá trình thụ thai.
  • Người có mong muốn hoặc chuẩn bị tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm

Các xét nghiệm nội tiết tố nữ và ý nghĩa

Có nhiều loại xét nghiệm nội tiết tố nữ được sử dụng để đánh giá sức khỏe và chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết tố. Sau đây là một số xét nghiệm thường được sử dụng và ý nghĩa của chúng.

 Xét nghiệm Estrogen

Estrogen là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất ở phụ nữ. Mức độ estrogen thường nằm trong khoảng 70-220 pmol/L.

Estrogen được sản xuất ở buồng trứng dưới 3 dạng chính:

  • E1 – Estrone: là loại estrogen yếu nhất, và cũng là loại duy nhất được cơ thể duy trì sản sinh sau thời kỳ mãn kinh. 
  • E2 – Estradiol: là dạng phổ biến nhất của estrogen và là chỉ số chính trong xét nghiệm estrogen. Việc sở hữu quá nhiều E2 có thể gây đau đầu, rụng tóc, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí là tăng nguy cơ ung thư vú.
  • E3 – Estriol: Thường được kiểm tra ở phụ nữ mang thai để xem xét những bất thường liên quan đến sức khỏe thai nhi.

Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục ở hai giới.

Việc tăng prolactin máu là tình trạng hormone này tăng cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc prolactin tăng như: sự rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên, suy tuyến giáp, bệnh nhân xơ gan, suy thận mạn tính hay ở phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú,…

Nồng độ hormone Prolactin nằm trong ngưỡng an toàn nếu dao động quanh mức 127 μU/mL đến 637 μU/mL.

Xét nghiệm FSH

Hormone FSH (follicle-stimulating hormone) là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. Hormone FSH ở nữ giới có tác dụng kích thích noãn bào phát triển và đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

FSH dư thừa có thể cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng kém và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn, nồng độ FSH sẽ không ổn định mà thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau. Các bác sĩ thường kiểm tra chỉ số này vào ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ kinh.

Nồng độ FSH bình thường dao động trong khoảng từ 4,7 đến 21,5 mIU/ml ở phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Testosterone

Testosterone là nội tiết tố  ở cả nam, nữ, giữ vai trò quan trọng với sức khỏe tình dục. Ở cả hai giới, hàm lượng testosterone cao tỷ lệ thuận với nhu cầu tình dục.  Với phụ nữ, mặc dù nồng độ testosterone trong ngưỡng bình thường là từ 15-70 ng/dL.

Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH là xét nghiệm quan trọng trong khám và điều trị vô sinh hiếm muộn. AMH giúp đánh giá chính xác nhất khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng. AMH thấp đồng nghĩa khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm.

Nồng độ AMH lý tưởng nhất trong khoảng từ 2 ng/mL đến 6.8 ng/mL.

Xét nghiệm LH

Hormone LH được tạo ra trong tuyến yên của não - là một hormone giới tính ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ quan sinh sản. Ở nữ giới, LH ảnh hưởng đến buồng trứng.

Khi LH tăng cao, nữ giới dễ mắc chứng bệnh liên quan đến buồng trứng hơn bình thường.

Mức LH trung bình là từ 0.8 IU/L đến 26 IU/L.

Lưu ý khi xét nghiệm nội tiết tố nữ

Nồng độ của nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:

  • Xét nghiệm LH và FSH: từ ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ kinh nguyệt
  • Xét nghiệm Progesterone: ngày thứ 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào

Trên đây là một số thông tin cơ bản về xét nghiệm nội tiết tố nữ và ý nghĩa của chúng. Nếu bạn gặp các triệu chứng liên quan đến hệ thống nội tiết tố, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám và chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết